12 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khi trời nóng, lạnh

Date:

Giữ nước, tránh nắng nóng, tránh mắc cúm, kiểm tra đường huyết thường xuyên… giúp người bệnh tiểu đường tránh được các tác hại khi trời nóng hoặc lạnh.

Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến đường huyết và thuốc, đồng thời có tác động tiêu cực đến khả năng sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể cũng như các thiết bị chăm sóc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 12 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khi trời nóng hoặc lạnh.

Khi trời nắng nóng

Giữ nước: Nhiệt độ cao khiến cơ thể có khả năng mất nước cao hơn. Khi bị mất nước, nồng độ đường trong máu cao hơn do máu chảy qua thận ít hơn. Với lưu lượng máu ít hơn, thận không thể loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu để bài tiết qua nước tiểu làm tăng đường huyết. Vì vậy, khi trời nóng, người bệnh tiểu đường nhớ uống nhiều nước hoặc đồ uống không đường, đừng đợi đến khi khát mới bổ sung nước.

Bảo quản thuốc đúng cách: Nhiệt độ cao trong mùa hè có thể làm insulin và các loại thuốc khác rất dễ bị biến chất, ảnh hưởng đến máy đo đường huyết và que thử bệnh tiểu đường. Người bệnh cần bảo quản thuốc đúng cách, tránh nhiệt độ quá cao. Ví dụ, không để thuốc trong ô tô vào ngày hè, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 150 độ C làm hỏng thuốc. Nếu đi du lịch, bạn nên để thuốc vào nilon rồi cho vào túi đá lạnh hoặc dụng cụ chứa đá có thể giữ được đá lâu tan, không cho thuốc trực tiếp vào đá lạnh.

Tránh nắng nóng: Nhiệt độ cao có thể tác động đến đường huyết, người bệnh không nên ra ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Bạn nên theo dõi dự báo thời tiết để biết thời điểm cần tránh nắng, hãy tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc khi mặt trời lặn vào những ngày nắng nóng. Người bệnh cũng có thể tập thể dục trong phòng tập có máy lạnh.

Nhận biết dấu hiệu đường huyết thấp: Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, một số triệu chứng kiệt sức vì nóng tương tự như hạ đường huyết, gồm đổ mồ hôi, choáng váng, run rẩy và lú lẫn. Bạn có thể lầm tưởng là do sức nóng làm mình đổ mồ hôi hay choáng váng mà không nhận ra lượng đường trong máu đã giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Nhận biết các dấu hiệu của hạ đường huyết là điều quan trọng và luôn mang theo một ít carbohydrate để ăn khi cần giúp tăng đường huyết.

Kiểm tra đường huyết: Khi thời tiết nóng, bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn để điều chỉnh insulin và chế độ ăn uống phù hợp. Vì nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết.

Để ý đôi chân: Người bệnh tiểu đường dễ gặp các vấn đề về bàn chân và vết thương lâu lành. Mùa hè nắng nóng khiến bạn muốn đi chân trần hoặc đi dép hở mũi nhưng lại rất dễ gặp các vết xước hoặc chấn thương nhỏ. Thay vào đó, bạn nên mang giày vừa vặn khi ra ngoài và luôn đi tất trong nhà. Thường xuyên kiểm tra cẩn thận bàn chân xem có vết cắt, vết trầy xước, vết phồng rộp hoặc vết bầm tím nào không. Bạn đừng bỏ qua những vết thương nhỏ ở chân và điều trị y tế ngay vì ở người bệnh tiểu đường, vết thương dù nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng, biến chứng và khó lành.

Người bệnh tiểu đường dễ gặp các vấn đề về bàn chân. Ảnh: Freepik

Người bệnh tiểu đường dễ gặp các vấn đề về bàn chân. Ảnh: Freepik

Khi trời lạnh

Giữ đồ dùng không bị lạnh: Nhiệt độ quá lạnh có thể ảnh hưởng đến insulin và khiến máy đo đường huyết ngừng hoạt động. Do dó, người bệnh không để insulin, thiết bị và dụng cụ chăm sóc bệnh tiểu đường ở nhiệt độ quá thấp.

Tránh mắc Covid-19 và bệnh cúm: Thời tiết lạnh khiến bạn dễ mắc bệnh cúm, Covid-19. Điều này nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, người bệnh tiểu đường mắc cúm có khả năng nặng hơn và phải nhập viện vì các triệu chứng liên quan cúm cao hơn gần 60% so với người không mắc tiểu đường. Các biến chứng nghiêm trọng do Covid-19 cũng phổ biến hơn ở người bệnh tiểu đường. Do đó, người tiểu đường cần bảo vệ bản thân bằng cách rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang, ăn đủ dinh dưỡng, chuẩn bị thuốc ho, giữ cơ thể ấm, tiêm vaccine phòng cúm và Covid-19…

Lên kế hoạch cho bữa ăn: Trời lạnh khiến cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm, bạn sẽ phải ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều món ăn chứa nhiều carbohydrate làm đường trong máu tăng lên. Bạn nên lập kế hoạch cho các bữa ăn và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để không tăng cân và tăng đường huyết. Người bệnh phải tránh hoặc hạn chế uống rượu, vì rượu có thể làm hạ đường huyết và tương tác với thuốc trị tiểu đường.

Để ý đến đôi chân: Bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở ngón chân và bàn chân, nhất là khi trời lạnh cảm giác bàn chân sẽ giảm hơn nữa. Bảo vệ chân bằng giày dép mùa đông phù hợp, khi có tuyết cần mang vớ thấm ẩm để giữ cho chân khô ráo. Thoa kem dưỡng ẩm cho bàn chân để ngăn ngừa da khô bong tróc và nhiễm trùng. Kiểm tra chân thường xuyên giúp kịp phát hiện và điều trị các vết thương, trước khi bị nhiễm trùng.

Làm ấm tay trước khi thử đường huyết: Nếu tay lạnh, có thể làm chỉ số đường huyết không chuẩn. Nhúng tay vào nước ấm trước khi thử đường huyết.

Duy trì tập luyện: Tập thể dục là một phần quan trọng để kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên mặc ấm khi tập thể dục ngoài trời lạnh hoặc tập luyện trong nhà như đi cầu thang bộ, nâng tạ, thể dục nhịp điệu, yoga…

Mai Cat
(Theo Everyday Health)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Chất bổ sung dinh dưỡng: Những điều cần biết

    Chất bổ sung dinh dưỡng là gì? Chất bổ sung...

    Chạy bộ đúng cách giúp cải thiện đường huyết

    Người bệnh tiểu đường cần vận động phù hợp...

    Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

    Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng...

    Chuyên gia giải đáp: Ăn nhiều đường bị tiểu đường hay không?

    Ăn nhiều đường bị tiểu đường hay không...
    Chat Messenger Chat Zalo