Biến chứng mạn tính ở bệnh nhân tiểu đường

Date:

Đái tháo đường type 2 là một bệnh phổ biến, gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do mức đường huyết quá cao bởi cơ thể không sử dụng insulin một cách hợp lý. Hormon insulin được tiết bởi tụy giúp các tế bào sử dụng glucose – nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể không đáp ứng với insulin một cách chính xác. Kết quả glucose tích trữ lại trong máu, làm tăng mức đường máu, dẫn tới các biến chứng cấp tính và mạn tính. Các biến chứng mạn tính phát triển dần dần theo thời gian, có thể từ các bệnh tim mạch.

biến chứng tiểu đường tuyp 2

Bệnh tim mạch và đột quỵ

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ cao gấp hai lần người bình thường, đồng thời có nguy cơ bị bệnh tim mạch ở độ tuổi trẻ hơn và nguy cơ tăng theo thời gian bị đái tháo đường.

Mức đường huyết cao có thể làm tổn thương thần kinh và mạch máu nuôi tim, dẫn đến bệnh tim.  Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhiều nguy cơ khác cho bệnh tim mạch:

  • Huyết áp cao
  • Tăng LDL cholesterol ( cholesterol xấu)
  • Triglycerid cao – một dạng mỡ máu
  • Thừa cân hoặc béo phì

Bệnh mạch vành là hình thức phổ biến nhất của bệnh tim. Đây là kết quả của sự tích trữ cholesterol trong các mạch máu cung cấp oxy và máu cho tim. Sự tích trữ các mảng bám này làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những nguy cơ này thường không có triệu chứng. Tuy nhiên có thể phát hiện bằng đo huyết áp, xét nghiệm máu…

Mất thị giác

Hầu hết các rối loạn thị giác ở bệnh nhân đái tháo đường do mức đường máu cao làm tổn thương các mạch máu trong mắt gây nên. Bệnh nhân đái tháo đường có thể mất thị lực tạm thời do đường máu cao ảnh hưởng đến lượng dịch hoặc làm sưng các mô của mắt. Thị giác thường quay trở lại nếu mức đường máu được kiểm soát. Trong thời gian dài, tổn thương mạch máu dẫn đến chảy máu, sẹo hoặc tăng áp nghiêm trọng.

Các tình trạng có thể dẫn đến mất thị giác hoặc mù lâu dài:

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường (diabetic retinopathy)
  • Phù hoàng điểm do đái tháo đường (diabetic macular edema)
  • Glaucoma
  • Đục thủy tinh thể (cataracts)

Bệnh võng mạc đái tháo đường là bệnh mắt thường gặp nhất. Đây là kết quả của sự tổn thương mạch máu ở võng mạc- lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt. Mức đường máu cao làm tắc nghẽn các mạch máu này, dẫn đến rò rỉ dịch hoặc chảy máu. Để bù lại, mắt phát triển các mạch máu mới. Tuy nhiên các mạch máu này hoạt động không tốt dẫn đến rò rỉ dịch và chảy máu.

Nhiều bệnh mắt liên quan đái tháo đường có thể không có triệu chứng. Quản lý tốt mức đường huyết và kiểm tra mắt định kỳ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm phát triển các bệnh về mắt. Nếu bệnh nhân đái tháo đường bị mất thị giác, cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Bệnh thận

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao bị bệnh thận. Trung bình, 03 người lớn bị đái tháo đường sẽ có 01 người bị bệnh thận mạn tính. Đái tháo đường type 2 là nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh thận do mức đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu trong thận và nephron. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể phát triển cao huyết áp làm tổn thương thận.

Bệnh thần kinh

Mức đường máu hoặc mỡ máu cao làm tổn thương thần kinh. Khoảng 1/3-2/3 bệnh nhân đái tháo đường sẽ phát triển bệnh thần kinh.

Các loại bệnh thần kinh do đái tháo đường:

  • Bệnh thần kinh ngoại vi: Đây là bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến thần kinh của bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân.
  • Bệnh thần kinh tự động: Ảnh hưởng hệ thần kinh tự động điều hòa chức năng không tự chủ của cơ thể như: tiêu hóa, nhịp tim.
  • Bệnh đám rối- rễ thần kinh
  • Bệnh thần kinh cục bộ

Để phòng ngừa bệnh thần kinh, cần kiểm soát đường máu, huyết áp, mỡ máu. Đồng thời cần kiểm tra định kỳ các bộ phận của cơ thể như bàn chân và chăm sóc cẩn thận.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Tìm hiểu về cấu tạo vai trò của tuyến tùng trong cơ thể

    Tuyến tùng là bộ phận thuộc khu vực...

    Peptide C

    Xét nghiệm peptide C đo nồng độ peptide C...

    Chế độ ăn kiêng không có gluten

    Gluten là gì? Gluten là một loại protein được tìm...

    Bốn bước để sống chung với bệnh tiểu đường

    Bước 1: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu...
    Chat Messenger Chat Zalo