Tiểu đường làm tổn thương thận từ từ qua nhiều năm, tuy nhiên ít khi có dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm và quản lý mức đường máu không tốt là yếu tố nguy cơ cao tổn thương thận. Tiểu đường gây tổn thương thận bằng nhiều cách: tổn thương mạch máu, giữ nước tiểu trong bàng quang, tăng sự phát triển của vi khuẩn. Lượng đường máu tăng làm tắc nghẽn cầu thận dẫn đến lưu lượng máu giảm. Mạch máu bị rò rỉ, làm mất protein qua nước tiểu. Bên cạnh đó, tiểu đường gây tổn thương thần kinh ở bàng quang, dẫn đến mất cảm giác đầy ở bàng quang, gây ứ đọng nước tiểu và tăng áp lực ngược lên thận. Điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, dẫn tới tổn thương thận.
Chẩn đoán bệnh thận tiểu đường giai đoạn sớm
- Xét nghiệm nước tiểu, tính tỉ lệ creatinin/albumin nước tiểu có thể phát hiện ra sự xuất hiện protein( albumin) trong nước tiểu. Albumin trong nước tiểu là một dấu hiệu sớm có thể dễ dàng phát hiện và điều trị.
- Tính mức lọc cầu thận (Egfr) xác định khả năng lọc các chất thải của thận
Triệu chứng của bệnh thận tiểu đường giai đoạn muộn
Ở giai đoạn bệnh tiến triển, một vài triệu chứng có thể xuất hiện:
- Phù bàn chân, cổ chân, tay
- Tiêu máu
- Khó thở
- Nôn
- Mệt mỏi dai dẳng
Thời gian tiểu đường có thể gây tổn thương thận
Từ thời điểm chẩn đoán tiểu đường, chức năng thận có thể bị tổn thương sau 2-5 năm đối với tiểu đường type 1 và 10-30 năm đối với tiểu đường type 2.
Điều trị suy thận ở bệnh nhân tiểu đường
Suy thận được điều trị với các phương pháp thay thế thận như chạy thận nhân tạo
( Hemodialysis) hoặc lọc màng bụng (peritoneal dialysis). Ghép thận là một phương án điều trị khác cho bệnh thận giai đoạn cuối.
Thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh thận
- Chế độ ăn lành mạnh (nhiều rau, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, giảm muối) và ăn nhiều bữa nhỏ
- Bỏ hút thuốc lá
- Giam uống rượu
- Vận động: ít nhất 20 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần
- Duy trì cân nặng
- Kiểm soát huyết áp và mỡ máu.