Mối liên hệ giữa tiểu đường và tiêu chảy

Date:

Tiểu đường có rất nhiều các biến chứng. Những biến chứng này và một vài phương pháp điều trị có thể dẫn đến tiêu chảy.

Ở người tiểu đường, cơ thể khó điều chỉnh lượng đường huyết do các vấn đề với insulin. Điều này có thể dẫn đến lượng đường huyết cao (Hyperglycemia) và một loạt các biến chứng, bao gồm tổn thương thần kinh (Diabetic neuropathy).

Bệnh đường ruột do tiểu đường là một loại tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Theo một nghiên cứu đáng tin cậy xuất bản năm 2016, cứ 05 người có biến chứng trên sẽ có 01 người bị tiêu chảy.

Lượng đường huyết cao liên tục và kéo dài là hai yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh lý thần kinh và tiêu chảy. Tiêu chảy cũng có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc tiểu đường.

Các vấn đề đường tiêu hoá mãn tính, hoặc kéo dài có thể gây ra các biến chứng khác.

Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường có tiêu chảy phải nói chuyện với bác sĩ để tìm ra giải pháp.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh đường ruột do tiểu đường gây ra bao gồm:

  • Đầy bụng sau ăn
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc kết hợp.

Tiêu chảy do tiểu đường khác với các dạng tiêu chảy khác, mặc dù có thể khó phân biệt. Nó có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tương tác xã hội.

Nguyên nhân

Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao do vấn đề với insulin. Lượng đường máu cao dai dẳng có thể dẫn đến nhiều biến chứng bao gồm bệnh lý thần kinh.

Bệnh lý thần kinh tự động là tổn thương thần kinh ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự động (the automatic nervous system – ANS) điều hoà các chức năng như tiêu hoá, nhịp thở.

Bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá là bệnh đường ruột do tiểu đường. Tổn thương thần kinh trong đường tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến tính đồng nhất và tần suất đi ngoài, dẫn đến tiêu chảy, táo bón và các vấn đề khác.

Vi khuẩn phát triển quá mức có thể là nguyên nhân. Sự di chuyển của dịch và thức ăn qua đường tiêu hoá bị chậm lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, góp phần dẫn đến triệu chứng tiêu chảy.

Suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI) cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường. Trong EPI, tuyến tụy không sản xuất đủ các enzym tiêu hóa dẫn đến cản trở quá trình tiêu hóa. Theo một nghiên cứu năm 2011, trung bình EPI ảnh hưởng đến 51% bệnh nhân tiểu đường type 1 và 32% bệnh nhân tiểu đường type 2. Theo hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ ước tính có 10% bệnh nhân tiểu đường type 1 mắc bệnh Celiac. Những người bị tình trạng này không thể dung nạp gluten. Ăn các sản phẩm ngũ cốc bao gồm nhiều loại bánh mì có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa trong đó có tiêu chảy.

Bệnh nhân tiểu đường nên đến bác sĩ kiểm tra nếu tiêu chảy kéo dài, trở thành vấn đề ảnh hưởng sức khoẻ.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường

Các phương pháp điều trị kéo dài cho bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng và dai dẳng.

Metformin là thuốc điều trị tiểu đường type 2. Nó có hiệu quả điều trị tiểu đường nhưng 10% bệnh nhân có tác dụng phụ ở đường tiêu hoá, tiêu chảy là một trong số đó. Tác dụng phụ của metformin có thể được giải quyết theo thời gian. Tuy nhiên, một vài bệnh nhân phải dừng thuốc nếu tiêu chảy nặng.

Các thuốc tiểu đường có tác dụng phụ tương tự như thuốc ức chế DPP-4, thuốc đồng vận receptor GLP1.

Thuốc điều trị tiểu đường

Điều trị tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy phụ thuộc vào nguyên nhân.

Tiêu chảy ở bệnh nhân tiểu đường có thể khó điều trị nếu nguyên nhân do tổn thương hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, quản lý lượng đường máu cao có thể giúp ngăn ngừa tổn thương và tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Nếu do nguyên nhân vi khuẩn phát triển quá mức, điều trị nhằm mục đích giảm số lượng vi khuẩn trong cơ thể và cho phép thời gian lành bệnh.

Bác sĩ có thể sử dụng các thuốc chống tiêu chảy như loperamide.

Dự phòng mất nước

Mất nước (Dehydration) là nguy cơ chính của tiêu chảy do bất cứ nguyên nhân nào.

Để ngăn ngừa mất nước, nên:

  • Thay thế bất kì dịch bị mất bằng cách uống nhiều nước
  • Truyền dịch trong bệnh viện nếu các triệu chứng nghiêm trọng
  • Sử dụng dung dịch bù nước qua đường uống (ORS) để bổ sung muối và các chất khác mà cơ thể bị thiếu hụt cần được cung cấp

Nếu không điều trị, mất nước có thể đe doạ tính mạng.

Một số điều trị khác, bao gồm:

  • Thuốc không kê đơn (OTC): Imodium hoặc Pepto-Bismol có thể giúp giảm tính lỏng của phân
  • Kháng sinh: Nếu tiêu chảy do vi khuẩn phát triển quá mức, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh
  • Probiotics: Một vài thức ăn có chứa vi khuẩn có lợi như Lactobacilli, đã được chứng minh có hiệu quả trong tiêu chảy nhiễm khuẩn giảm thời gian phục hồi ở 21 bệnh nhân trong số 100 bệnh nhân (Theo nguồn nghiên cứu đáng tin cậy năm 2016)
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Thức ăn và đồ uống chứa nhiều kali như cà chua, chuối, nước ép hoa quả không thêm đường

Người tiểu đường nên kiểm tra nhãn của bất kỳ loại thuốc nào khi tự sử dụng và hỏi lời khuyên của bác sĩ loại thuốc phù hợp..

Ăn kiêng

Một vài thức ăn có thể làm nặng triệu chứng tiêu chảy:

  • Thức ăn chiên và nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn có hơi, chẳng hạn như bông cải xanh, đậu và mận khô
  • Rượu đường, được sử dụng thay thế đường trong một số sản phẩm
  • Caffein
  • Rượu
  • Nước ngọt có ga

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi và làm một số xét nghiệm với mục đích tìm ra nguyên nhân tiểu chảy để quyết định phương án điều trị.

Bệnh nhân nên báo thật về:

  • Thời gian bắt đầu tiêu chảy
  • Bất kỳ thuốc nào có thể làm thay đổi phân
  • Nếu có máu trong phân
  • Nếu nôn hoặc buồn nôn

Ghi nhật ký ăn uống có thể giúp xác định nguyên nhân cụ thể.

Tiêu chảy đái tháo đường có thể:

  • Xảy ra không liên tục
  • Xen kẽ với đi ngoài bình thường
  • Xảy ra vào ban ngày và ban đêm
  • Không đau

Tiêu chảy ở bệnh nhân tiểu đường khó chẩn đoán vì có một loạt các nguyên nhân xảy ra đồng thời. Nó cũng có thể khó phân biệt nguyên nhân và loại tiêu chảy.

Nếu có tiêu chảy và bất kỳ triệu chứng tiêu hoá nào, nên báo với bác sĩ. Nếu tiêu chảy không được điều trị, các biến chứng khác có thể xảy ra. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để tìm ra tiêu chảy do tiểu đường hay do nguyên nhân khác, như bệnh Celiac hoặc không dung nạp lactose (Lactose intolerance).

Phòng ngừa

Quản lý bệnh tiểu đường có thể giúp phòng ngừa các biến chứng.

Bệnh nhân tiểu đường có thể gặp khó khăn trong phòng ngừa tiêu chảy vì các biến chứng, như bệnh lý thần kinh tự động yêu cầu phải quản lý liên tục, rộng rãi.

Giữ lượng đường trong máu ổn định thông qua hoạt động, chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào được khuyến nghị có thể giúp ngăn chặn các biến chứng tiểu đường phát triển hoặc trở nên tồi tệ hơn.

Các bước sau có thể giảm nguy cơ hoặc ảnh hưởng của triệu chứng tiêu chảy:

  • Uống nước sạch: Sử dụng nước đun sôi hoặc nước đóng chai nếu nguồn nước nơi bạn ở không sạch
  • Tuân thủ rửa tay tốt: Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi chạm vào nơi công cộng, đi vệ sinh, giúp trẻ đi vệ sinh, trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn
  • Sát khuẩn tay: Sử dụng phương pháp sát khuẩn tay diệt khuẩn khi không có xà phòng và nước. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị tiêu chảy do vi khuẩn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

    Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng...

    Lợi ích của việc ghi nhật ký thực phẩm

    Các hướng dẫn Các thông tin bạn ghi lại trong...

    Đối phó với chế độ ăn kiêng

    Có nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau: Chế...

    Endorphin là gì tác dụng và cách khơi dậy Endorphin

    Cơ thể con người rất kỳ diệu bởi...
    Chat Messenger Chat Zalo