Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Date:

Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn từ lượng glucose, một loại đường, cao hơn mức bình thường trong máu của bạn.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể rất nhẹ nên bạn không để ý tới. Trường hợp này thường xảy ra đối với bệnh đái tháo đường loại 2. Một số người thậm chí không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi họ bị những  tổn thương do đái tháo đường lâu ngày gây ra. Đối với đái tháo đương loại 1 các triệu chứng thường diễn ra nhanh chóng, trong vài ngày hay vài tuần. Chúng còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Dấu hiệu sớm của đái tháo đường

Một số dấu hiệu báo trước của bệnh có thể gặp ở cả 2 loại đái tháo đường.

  • Đói và mệt mỏi. Cơ thể của bạn sẽ chuyển hóa thực phẩm mà bạn ăn thành glucose và tế bào cơ thể sẽ sử dụng glucose để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, tế bào cần có insulin để lấy được glucose sử dụng. Nếu cơ thể bạn không tạo ra được insulin, hay không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, hay nếu tế bào kháng lại insulin mà cơ thể tạo ra, thì glucose không thể đi vào tế bào và dẫn đến bạn sẽ không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn nhiều so với bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên và khát nhiều hơn. Một người trung bình thường phải đi tiểu từ 4 đến 7 lần một ngày, nhưng bạn có thắc mắc tại sao người mắc bệnh đái tháo đường thì lại tiểu nhiều hơn không? Thông thường, cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó được vận chuyển qua thận. Nhưng khi đái tháo đường đẩy lượng đường huyết của bạn lên quá cao thì thận không thể lọc lấy hết được. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn, đồng nghĩa với việc cơ thể cần thêm dịch. Kết quả là: bạn phải đi tiểu nhiều hơn, và cũng vì đi tiểu quá nhiều khiến bạn cảm thấy khát thường xuyên. Khi bạn uống nước nhiều hơn thì bạn cũng phải đi tiểu nhiều hơn.
  • Khô miệng và ngứa da. Bởi vì cơ thể đang sử dụng dịch cơ thể để tạo nước tiểu, các nơi khác của cơ thể sẽ mất đi độ ẩm. Bạn sẽ bị thiếu nước và miệng sẽ bị khô. Da quá khô sẽ khiến cho bạn cảm thấy ngứa ngáy.
  • Giảm thị lực.Thay đổi về lượng dịch trong cơ thể có thể làm cho thủy tinh thể của mắt bạn phồng lên. Chúng sẽ thay đổi hình dạng ban đầu và không thể lấy nét rõ được.

Triệu chứng của đái tháo đường loại 2

Những triệu chứng sau sẽ dần xuất hiện khi lượng đường huyết của bạn tăng quá cao trong khoảng thời gian dài.

  • Bệnh nhiễm nấm. Cả nam và nữ bị đái tháo đường đều có thể bị nhiễm nấm. Nấm sống nhờ glucose, nên khi có một lượng lớn glucose xung quanh chúng khiến cho việc sinh sôi của chúng càng trở nên thuận lợi hơn. Bất cứ một nếp gấp da nào ấm, ẩm trên cơ thể cũng trở thành điều kiện tốt cho sự phát triển của bệnh cảnh nhiễm khuẩn, bao gồm:

– Giữa ngón tay và chân.

– Dưới vú.

– Bên trong hay xung quanh cơ quan sinh dục.

  • Vết thương lâu lành. Theo thời gian, mức đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy và gây tổn hại đến các dây thần kinh. Điều này khiến cho các vết thương khó lành hơn.
  • Bàn chân hay chân bị đau hay tê. Đây cũng là một trong những hậu quả khi các dây thần kinh bị tổn thương.

Triệu chứng của đái tháo đường loại 1

Bạn có thể nhận thấy:

  • Sụt cân không chủ ý . Nếu cơ thể không lấy được năng lượng từ thức ăn thì nó bắt đầu sử dụng cơ và mỡ để tạo ra nguồn năng lượng thay thế. Bạn có thể bị sụt cân mặc dù bạn chẳng có ý định ăn kiêng gì cả.
  • Buồn nôn và ói mửa. Khi cơ thể đốt cháy mỡ để tạo năng lượng, nó sẽ sản sinh ra ceton. Ceton sẽ tích lũy dần trong máu cho đến khi đạt mức nguy hiểm, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tính mạng và được gọi là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Ngoài ra, ceton có thể khiến dạ dày bạn khó chịu và có cảm giác buồn nôn.

Triệu chứng của đái tháo đường thai kì

Đường huyết cao trong thai kỳ thường không có triệu chứng. Bạn có thể chỉ cảm thấy hơi khát hay phải đi tiểu nhiều lần hơn.

Những dấu hiệu cảnh báo biến chứng của đái tháo đường

Những dấu hiệu gợi ý biến chứng của đái tháo đường loại 2 bao gồm:

  • Chậm lành vết thương hay viêm nhiễm
  • Da ngứa (thường thấy ở vùng xung quanh âm hộ hay bẹn)
  • Thường xuyên nhiễm nấm
  • Tăng cân gần đây
  • Vùng da ở cổ, nách và bẹn trở nên sẫm màu, hay còn gọi là bệnh gai đen
  • Cảm giác tê và ngứa ra ở bàn tay, bàn chân
  • Giảm thị lực
  • Liệt dương hay rối loạn cương dương

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết, hay mức đường huyết thấp, xảy ra khi lượng đường hay glucosse trong máu của bạn giảm xuống quá thấp so với mức mà cơ thể cần. Bạn có thể cảm thấy:

  • Run
  • Lo âu hay căng thẳng
  • Hay chảy mồ hôi, ớn lạnh,
  • Cáu kỉnh hay dễ mất kiên nhẫn
  • Lẫn lộn
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đói
  • Buồn ngủ
  • Yếu ớt
  • Ngứa ran hay tê vùng môi, lưỡi hay má

Bạn cũng có thể nhận thấy:

  • Tăng nhịp tim
  • Da xanh tái
  • Nhìn mờ
  • Đau đầu
  • Hay gặp ác mộng hoặc khóc lúc ngủ
  • Rối loạn phối hợp vận động
  • Động kinh

Tăng đường huyết

Đường huyết tăng, hay mức đường huyết cao, gây ra nhiều triệu chứng của đái tháo đường được liệt kê ở trên, bao gồm:

  • Khát dữ dội
  • Thị lực kém
  • Tiểu nhiều
  • Đói thường xuyên
  • Bàn chân bị tê  hay ngứa ran
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu chứa đường
  • Sụt cân
  • Nhiễm khuẩn da và âm đạo
  • Vết thương lâu lành
  • Đường huyết vượt mức 180 mg/dl

Hôn mê do đái tháo đường

Tên chính thức của tình trạng này là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu kết hợp nhiễm toan ceton do đái tháo đường (gọi tắt là HHNS). Biến chứng nghiêm trọng này có thể dẫn đến hôn mê do đái tháo đường và thậm chí tử vong ở cả 2 kiểu hình của bệnh, tuy nhiên thì nó vẫn phổ biến hơn trong đái tháo đường loại 2. Tình trạng này xảy ra khi đường huyết của bạn tăng quá cao và cơ thể trở nên mất nước nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đường huyết vượt mức 600 mg/dl
  • Miệng khô và nứt nẻ
  • Khát dữ dội
  • Da ấm, khô và không đổ mồ hôi
  • Sốt cao (trên 101 độ F, tương đương 38,3 độ C)
  • Ngái ngủ hay lẫn lộn
  • Mất thị lực
  • Bị ảo giác
  • Yếu một bên cơ thể

Khi nào bạn nên đi khám?

Nếu bạn hơn 45 tuổi hay có nhiều yếu tố nguy cơ bị đái tháo đường khác, thì việc đi thử đường huyết là vô cùng quan trọng. Khi bạn nhận thức sớm về bệnh, bạn có thể chủ động ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, tổn thương thần kinh hay nhiều biến chứng khác.

Theo nguyên tắc chung, nên gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Cảm thấy buồn nôn, yếu lả và rất khát
  • Đang đi tiểu nhiều lần
  • Bị đau bụng quằn quại
  • Đang thở nhanh và sâu hơn so với bình thường
  • Cảm giác hơi thở có mùi  hôinhư mùi của nước tẩy sơn móng tay (Đây là dấu hiệu của nhiễm ceton lượng nhiều)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Bảo vệ người lớn yếu thế

    Bảo vệ người lớn là gì? Bảo vệ người...

    Lợi ích của việc ghi chép nhật ký ăn uống và hoạt động

    Nhận thức là yếu tố quan trọng giúp tạo...

    Bốn bước để sống chung với bệnh tiểu đường

    Bước 1: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu...

    Lợi khuẩn (Probiotics)

    Lợi khuẩn (Probiotics) là gì? Probiotics là các vi sinh...
    Chat Messenger Chat Zalo