Bài này sẽ đề cập đến ba vấn đề
- Tầm quan trọng của xét nghiệm HbA1c
- Nguyên lý của xét nghiệm HbA1c
- Thế nào là giá trị HbA1c bình thường?
Tầm quan trọng của xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c, hay còn gọi là xét nghiệm đường trong hồng cầu, cho biết mức đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm quan trọng mà các bệnh nhân tiểu đường cần lặp lại định kỳ. Để kiểm tra xem bệnh tình có nằm trong tầm kiểm soát hay không. Xét nghiệm HbA1c còn được dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Nguyên lý của xét nghiệm HbA1c
Trong hồng cầu có chứa hemoglobin có khả năng vận chuyển oxy đến mọi nơi trong cơ thể. Trong bệnh tiểu đường, đường tích tụ lại trong máu và kết hợp với hemoglobin tạo thành dạng phức hợp đường-hemoglobin. Vì hồng cầu có tuổi thọ tầm 3 tháng. Xét nghiệm đo lượng phức hợp này cho biết giá trị đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó. Nếu giá trị đường huyết trong vòng vài tuần qua tăng cao lên. Thì giá trị đường trong hồng cầu cũng tăng cao.
Bảng so sánh giá trị HbA1c và đường huyết
HbA1c (%) | Đường huyết trung bình (mg/dL) |
6 | 68 |
5 | 97 |
6 | 126 |
7 | 152 |
8 | 183 |
9 | 212 |
10 | 240 |
11 | 269 |
12 | 298 |
13 | 326 |
14 | 355 |
Thế nào là giá trị HbA1c bình thường?
Người bình thường không bị tiểu đường sẽ có giá trị HbA1c trong khoảng 4% đến 5.6%. Giá trị HbA1c trong từ 5.7% đến 6.4% được coi là có nguy cơ bị tiểu đường cao, và trên 6.5% có chẩn đoán là bị tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã liên tục cho thấy để bệnh tiểu đường ngoài tầm kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều biến chứng có hại. Giá trị HbA1c càng cao thì nguy cơ biến chứng càng cao.
Vì thế mục tiêu cho bệnh nhân tiểu đường là kiểm soát để giá trị HbA1c không vượt quá 7%. Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu HbA1c quá thấp, tức kiểm soát tiểu đường quá chặt. Có thể dẫn đến các tác dụng phụ như hạ đường huyết và tăng tỉ lệ tử vong. Tùy theo độ tuổi, tổng trạng sức khỏe và tiên lượng sống mà mức HbA1c mục tiêu có thể đặt cao hơn và bạn nên thảo luận với bác sĩ để quyết định.
Việc kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục cùng với thuốc điều trị có thể giúp làm giảm chỉ số HbAc1.
Cứ 3 tháng một lần, bệnh nhân tiểu đường nên làm xét nghiệm HbA1c. Để kiểm tra xem lượng đường huyết có được kiểm soát hay không. Ngay cả khi bệnh ổn định cũng nên kiểm tra ít nhất 2 lần một năm.
Lưu ý là các bệnh liên quan đến hemoglobin. Ví dụ như bệnh thiếu máu, có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm HbA1c. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến xét nghiệm này. Như việc uống bổ sung vitamin C và E, hoặc nồng đồ cholesterol cao. Các bệnh về thận và gan cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.