Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Date:

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Sự lão hóa thường kèm theo những thay đổi về sinh lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Suy giảm tri giác, như giảm vị giác và khứu giác (khả năng cảm nhận mùi vị), khi về già có thể làm giảm sự thèm ăn. Sức khỏe răng miệng kém và các vấn đề nha khoa có thể dẫn đến khó nhai, tình trạng viêm và chế độ ăn đơn điệu kém chất lượng, tất cả đều làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Thị giác và thính giác suy giảm dần dần, cũng như viêm xương khớp, có thể làm hạn chế khả năng di chuyển và ảnh hưởng đến khả năng mua sắm thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn của người cao tuổi.

Nhu cầu năng lượng giảm theo độ tuổi, nhưng sự cần thiết phải thu nạp hầu hết các chất dinh dưỡng vẫn không thay đổi, dẫn đến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Cùng với sự thay đổi về sinh lý, người cao tuổi cũng có thể trải qua những thay đổi tâm lý – xã hội và môi trường như bị cô lập, cô đơn, trầm cảm và thiếu tài chính. Những yếu tố này ảnh hưởng đến chế độ ăn, và cuối cùng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.

Sự lão hóa cũng có liên quan đến giảm hoạt động thể chất và suy giảm dần dần khối lượng cơ thể không chứa mỡ (lean body mass). Cùng với những thay đổi trong chế độ ăn, điều này có thể dẫn đến mất cơ (hay mất khối lượng cơ, sarcopenia) làm giảm khả năng thực hiện các động tác cơ bản như đi lại, tắm rửa… và tăng sự phụ thuộc vào người khác trong các hoạt động hàng ngày. Những người lớn tuổi béo phì cũng có nguy cơ bị mất cơ vì mô mỡ thường thay thế khối lượng cơ dẫn đến suy giảm chức năng.

Tác động tích lũy của sự tương tác giữa dinh dưỡng và những thay đổi xảy ra trong quá trình lão hóa làm sự thiếu dinh dưỡng tiến triển mà thường không được chẩn đoán. Phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng rất quan trọng vì nó liên quan đến chức năng nhận thức, khả năng di chuyển, và khả năng chăm sóc bản thân.

Ảnh hưởng của lão hóa lên tình trạng dinh dưỡng
Thay đổi Ảnh hưởng
  • Suy giảm tri giác
    • Giảm vị giác (vị)
    • Giảm khứu giác (mùi)
    • Giảm thị giác, thính giác (nghe – nhìn)
  • Sức khỏe răng miệng kém
  • Giảm sự thèm ăn (chán ăn)
  • Giảm khả năng mua sắm và chuẩn bị thức ăn
  • Khó nhai, viêm, chế độ ăn kém chất lượng
Giảm nhu cầu năng lượng Tăng nguy cơ thiếu dưỡng chất quan trọng
Giảm hoạt động thể chất Chán ăn, mất cơ
Mất cơ Giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày
Yếu tố tâm lý – xã hội (bị cô lập) Chán ăn
Yếu tố môi trường (thiếu tài chính) Không đủ tiền mua thức ăn, bữa ăn thiếu thốn
Tác động tích lũy Thiếu dinh dưỡng tiến triển

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90% các...

    Sự thật về carbohydrate (carbs), chất xơ và bệnh tiểu đường

    Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Khi theo dõi chế...

    Phù hoàng điểm do biến chứng tiểu đường

    Phù hoàng điểm thường xảy ra do biến chứng...

    Vitamin và khoáng chất: Làm thế nào để có được những gì bạn cần

    Vi chất dinh dưỡng là gì? Vi chất dinh dưỡng...
    Chat Messenger Chat Zalo