Melatonin là gì? Vai trò của Melatonin đối với cơ thể?

Date:

Melatonin là một loại hormone do tuyến tùng tiết ra với chức năng điều hòa đồng hồ sinh học và giấc ngủ của cơ thể. Thiếu hụt loại hormone này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và nhịp sinh hoạt hàng ngày.

1. Giải thích khái niệm Melatonin là gì?

Melatonin chính là một dạng hormone do tuyến tùng trong cơ thể tiết ra. Bên cạnh đó Melatonin còn tồn tại ở một số loại thực phẩm và được bào chế thành các dược phẩm dùng để bổ sung cho cơ thể khi bị thiếu hụt hormone này.

Melatonin có vai trò tương tự như một chất xúc tác giúp ru ngủ con người, vì vậy chất này thường được ứng dụng để điều hòa nhịp sinh học và giấc ngủ nhưng lại không phải là thuốc ngủ.

Thông thường Melatonin sẽ được cơ thể chúng ta tiết ra nhiều vào ban đêm, nồng độ chất này sẽ giảm dần khi trời về sáng. Tuổi tác càng cao thì cơ thể sẽ càng sản xuất Melatonin ít dần.

Melatonin có vai trò tương tự như một chất xúc tác giúp ru ngủ con người

Melatonin có vai trò tương tự như một chất xúc tác giúp ru ngủ con người

Hiện nay Melatonin được sản xuất theo dạng thực phẩm chức năng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cần phải có chỉ định từ bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể thì mới được sử dụng. Trên thực tế Melatonin sẽ được dùng cho những tình trạng như:

  • Người bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ trằn trọc không ngon giấc trong thời gian dài;

  • Lịch sinh hoạt, thời gian ngủ thường xuyên bị thay đổi (do tính chất công việc, phải ngủ trong giờ thức và thức trong giờ ngủ);

  • Bị mất ngủ do thường xuyên phải di chuyển địa lý giữa các vùng, khu vực, quốc gia có múi giờ khác nhau.

2. Công dụng cụ thể của thuốc chứa Melatonin là gì?

Thuốc Melatonin đem đến một số ích lợi như sau:

  • Hỗ trợ bạn có một giấc ngủ ngon hơn: sử dụng Melatonin đúng cách, đúng liều lượng có thể giúp mọi người nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Do đó loại thuốc này được cho là một phương pháp tự nhiên giúp khắc phục tình trạng mất ngủ được áp dụng khá phổ biến;

  • Cải thiện vấn đề về thị lực: trong Melatonin còn chứa các chất chống oxy hóa, từ đó phát huy hiệu quả trong việc phòng ngừa tổn thương xảy ra ở các tế bào mắt, giúp bảo vệ mắt trước các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, phòng ngừa các tổn thương ở mắt, làm chậm quá trình lão hóa tế bào võng mạc,… do tuổi tác;

  • Kiểm soát các triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa: tình trạng này còn được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa, xảy ra khá phổ biến ở nhiều người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường xuất phát từ sự thay đổi ánh sáng theo mùa dẫn đến những biến đổi trong nhịp sinh học của cơ thể. Đối với những trường hợp này, sử dụng Melatonin liều thấp được cho là giải pháp hiệu quả để điều chỉnh lại nhịp độ sinh học, hạn chế được các triệu chứng tiêu cực của bệnh;

  • Hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản: sự trào ngược của dịch vị dạ dày lên thực quản khiến bệnh nhân gặp phải các biểu hiện như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, viêm họng,… Melatonin ngoài công dụng điều hòa giấc ngủ còn có thể giúp ngăn chặn sự tăng tiết axit trong dạ dày, hạn chế sản sinh oxit nitric (đây là một hợp chất kích thích cơ vòng thực quản dưới giãn ra khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản).

Melatonin còn được dùng để điều trị bệnh trầm cảm theo mùa

Melatonin còn được dùng để điều trị bệnh trầm cảm theo mùa

3. Tác dụng phụ khi có thể gặp phải khi dùng Melatonin

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng Melatonin khá an toàn, không có khả năng gây nghiện ngay cả khi sử dụng trong thời gian ngắn hay dài. Tuy nhiên đó là đối với người lớn, còn hiện nay vẫn chưa có đủ dữ liệu khẳng định về độ an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên, vì vậy đối với những đối tượng là trẻ em khi dùng Melatonin cần có sự chỉ đinhj của bác sĩ cũng như cần có sự giám sát, theo dõi khi dùng thuốc.

Người dùng Melatonin có thể gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ phổ biến: buồn ngủ, chóng mặt, đau nhức đầu, buồn nôn. Một số tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Tác dụng phụ hiếm gặp: run rẩy, lo lắng, hạ huyết áp, khó chịu, đau quặn bụng, cảm giác trầm cảm kéo dài, lú lẫn, không tỉnh táo hoặc thậm chí là mất phương hướng.

Ngoài ra cần thận trọng lưu ý khi Melatonin có thể tương tác với một số thuốc khác như:

  • Thuốc huyết áp;

  • Thuốc làm loãng máu;

  • Thuốc chống trầm cảm;

  • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường;

  • Thuốc tránh thai;

  • Thuốc chống co giật;

  • Fluvoxamine;

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thảo dược, các loại chất khác có thể gây suy giảm chức năng đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu, khó cầm máu;

  • Liệu pháp ức chế miễn dịch.

4. Liều dùng Melatonin cho từng đối tượng

4.1. Nếu bệnh nhân là trẻ em

Tùy từng trường hợp bệnh cảnh sẽ áp dụng liều dùng Melatonin sao cho phù hợp:

  • Chứng mất ngủ nguyên phát: liều lượng từ 0,05 – 0,15 mg/kg trọng lượng/ngày, dùng trong thời gian 4 tuần;

  • Chứng mất ngủ thứ phát: liều lượng từ 6 – 9 mg/ngày uống trong vòng 4 tuần trước khi ngủ;

  • Hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn: dùng từ 1 – 6 mg/ngày tối đa 1 tháng, dùng trước khi ngủ;

  • Rối loạn ảnh hưởng khi ngủ và thức: liều dùng từ 0,5 – 4 mg melatonin/ ngày, duy trì tối đa 6 năm;

  • Giảm lo lắng trước phẫu thuật: dùng 0,05 – 0,5 mg/kg trọng lượng.

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Melatonin

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Melatonin

4.2. Đối với người lớn

  • Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: liều lượng 10 mg melatonin/ngày chỉ định dùng trong 8 tuần;

  • Người bị cao huyết áp: liều lượng 2 – 3mg/ngày, duy trì trong 4 tuần;

  • Chứng mất ngủ nguyên phát: dùng thuốc trước khi đi ngủ với liều lượng từ 2 – 3mg/ngày trong 29 tuần;

  • Chứng mất ngủ thứ phát: điều trị trong 4 tuần với liều dùng hàng ngày là từ 2 – 12mg;

  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp gây rối loạn giấc ngủ: điều trị trong tối đa 4 tuần, liều dùng từ 2,5 mg melatonin/ngày;

  • Chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn: điều trị trong tối đa 9 tháng, liều lượng khoảng 0,3- 5 mg melatonin/ ngày;

  • Rối loạn ảnh hưởng ngủ và thức: điều trị trong 6 năm với liều lượng 0,5 – 5 mg melatonin/ ngày, dùng trước khi ngủ;

  • Giảm cảm giác lo lắng trước phẫu thuật: trước khi phẫu thuật khoảng 60 – 90 phút, dùng liều 3 – 10mg.

Liều dùng Melatonin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cảnh cụ thể bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng phù hợp nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Các bí quyết để kiểm soát đường huyết

    Thực phẩm có ích Những thực phẩm bạn lựa...

    Có nên dừng uống thuốc khi đường huyết ổn định?

    Tôi bị tiểu đường type 2, đang uống thuốc...

    Bệnh tiểu đường có lây không và cách phòng bệnh

    Số liệu thống kê cho thấy những năm...

    10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

    Tại sao phải tập thể lực và tăng sức...
    Chat Messenger Chat Zalo