Đối với bệnh nhân tiểu đường, bữa sáng có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và đảm bảo năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, do tính chất bệnh lý, bữa sáng cho người tiểu đường cần đảm bảo một số tiêu chí nhất định và đảm bảo khoa học để tránh tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nghiêm trọng, biến chứng xấu tới sức khỏe.
1. Vai trò của bữa sáng đối với bệnh nhân tiểu đường
Có không ít bệnh nhân bị tiểu đường cho rằng họ nên ăn càng ít càng tốt vì họ cho rằng khi giảm được lượng thức ăn thì sẽ giảm được lượng đường huyết. Đây là quan điểm sai lầm vì đối với người bị tiểu đường, việc bỏ bữa sáng càng dễ tăng nguy cơ béo phì và gây kháng insulin khiến cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Bữa sáng khoa học giúp người tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường huyết
Người bị tiểu đường nếu bỏ bữa sáng sẽ đứng trước các nguy cơ sau:
– Béo phì
Khi thường xuyên bỏ bữa sáng cơ thể sẽ nhanh đói và kết quả là bữa trưa cần bổ sung một lượng nhiều hơn làm dư thừa năng lượng cho cơ thể. Tình trạng dư thừa này được tích lũy dưới dạng mỡ và theo thời gian sẽ gây ra béo phì.
Đối với bệnh tiểu đường, béo phì chính là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn, làm xuất hiện sớm các biến chứng, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
– Tăng kháng Insulin
Insulin là hormone hạ đường huyết giúp kiểm soát nồng độ đường huyết đạt được mức giới hạn an toàn. Vì thế, rối loạn bài tiết hay thiếu hụt Insulin trở thành nguyên nhân chính khiến cho tiểu đường xuất hiện.
Buổi sáng là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều nhất hormone Insulin. Do đó, bữa sáng cho người tiểu đường rất quan trọng, nếu bỏ bữa nó sẽ đảo lộn nhịp bài tiết Insulin của cơ thể từ đó gây ra rối loạn tiết Insulin và kết quả là tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài những hệ lụy chính trên đây thì việc bệnh nhân tiểu đường bỏ bữa sáng cũng được xem là không có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Điều này kết hợp cùng việc không luyện tập thể dục, ngủ dậy muộn, thức quá khuya,… sẽ khiến bệnh tiểu đường không thể cải thiện, sức khỏe bị ảnh hưởng.
2. Bữa sáng cho người tiểu đường – những điều nên chú ý
2.1. Bữa sáng cho người bị tiểu đường cần đảm bảo những gì?
Bữa sáng cho người tiểu đường cần đảm bảo:
– Thực phẩm giàu protein
Người bị tiểu đường thường giảm dự trữ năng lượng nên cơ thể mệt mỏi và thiếu sức sống. Việc ăn một bữa sáng giàu protein sẽ giúp cơ thể của họ được cung cấp thêm năng lượng và không làm lượng đường huyết tăng lên nhờ đó mà tránh được tình trạng mệt mỏi trong suốt ngày dài.
Bữa sáng cho người tiểu đường nên giàu chất xơ và đạm
– Bổ sung thêm chất xơ
Chất xơ không những kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn mà còn ngăn hấp thu đường, tăng hấp thu dinh dưỡng. Vì thế, người bị tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ để tăng khả năng dự trữ năng lượng và cải thiện đường huyết.
– Giảm thiểu đồ ngọt
Những loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, sữa có đường,… dễ làm tăng lượng đường huyết nên không hề tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Đây chính là bữa sáng cho người tiểu đường không nên hoặc cần giảm thiểu tối đa thực phẩm chứa nhiều đường.
– Không nên ăn quá nhiều
Người bị tiểu đường không nên ăn một lượng quá nhiều vào bữa sáng, thay vào đó nên chia thành hai bữa nhỏ để vừa đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ năng lượng vừa không làm tăng lượng đường huyết.
– Ăn ít muối
Một bữa sáng nhiều muối rất dễ làm tăng nguy cơ bị bệnh huyết áp từ đó gây ra các biến chứng mạch máu do tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh thận, tê bì tay chân,…
2.2. Thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn vào bữa sáng
Trong bữa sáng cho người tiểu đường nên ưu tiên các loại thực phẩm sau:
– Trái cây tươi
Các loại trái cây giàu chất xơ và mọng nước như mâm xôi, việt quất, xoài, cam, táo,… rất tốt cho bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường vì nó giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 đồng thời trì hoãn sự phát triển tiểu đường type 2.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt vào bữa sáng vừa giàu dinh dưỡng vừa hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường
– Ngũ cốc nguyên hạt
Đây là loại thực phẩm có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tích cực đối với tiểu đường type 2. Trong nhóm này nên ưu tiên gạo lứt, yến mạch, ngô nguyên hạt,… vì chúng giàu chất xơ giúp tiến trình hấp thụ đường vào máu bị chậm lại nhờ đó mà hạn chế được sự tiến triển của tiểu đường.
– Trứng
Trứng giàu protein và hàm lượng carbohydrate thấp, giúp kìm hãm sự tăng đột biến lượng đường huyết.
– Sữa
Các loại sữa không đường hoặc sữa chua Hy Lạp rất nên có trong bữa sáng cho người tiểu đường vì nó giàu protein và ít carb hơn sữa thông thường nhờ đó giảm lượng đường huyết mà vẫn đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Rau xanh
Các loại rau xanh như dưa chuột, cà chua, măng tây, cải xoăn, súp lơ xanh,… giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin nên tốt để sử dụng vào bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường. Việc lựa chọn nạp cho cơ thể những loại rau này không chỉ giúp cơ thể có được nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn khiến cho đường huyết được ổn định.
– Khoai lang
Củ khoai lang không chỉ giàu chất xơ mà còn có nhiều dưỡng chất rất tốt với bệnh tiểu đường như: magie, canxi cùng các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu khác. Khi ăn khoai lang vào bữa sáng, hàm lượng Insulin trong cơ thể sẽ được cân bằng nhờ đó mà lượng đường trong máu cũng được kiểm soát tốt.
Nói tóm lại, bữa sáng cho người tiểu đường là rất quan trọng nên cần được chú ý để có được một thực đơn đủ chất mà vẫn đảm bảo kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài việc chú ý đến vấn đề này người bệnh cũng cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi diễn tiến của bệnh, có những điều chỉnh phù hợp để kiểm soát bệnh tốt nhất.