Phòng đau đầu do hạ đường huyết

Date:

Cơn nhức đầu do hạ đường huyết khiến người bệnh bị đau nhói hay đau âm ỉ vùng thái dương; kèm chứng mờ mắt, tim đập nhanh hơn bình thường, mệt mỏi.

Đau đầu thường xảy ra khi mức glucose (đường) trong cơ thể giảm xuống dưới 70 mg/dL. Nghiên cứu của Tổ chức Bệnh đau đầu Quốc gia (Mỹ) cho thấy, với người có tiền sử đau nửa đầu, lượng đường trong máu thấp cũng dễ gây đau đầu hơn.

Người bệnh tiểu đường thường đối mặt với chứng hạ đường huyết khi dùng nhiều insulin, uống thuốc trị tiểu đường hoặc uống thuốc không đúng liều, đủ lịch. Bệnh nhân ăn không đúng giờ hay đúng bữa, thay đổi giờ tập thể dục hoặc uống thức uống có cồn cũng thường bị hạ đường huyết; gây đau đầu.

Bệnh nhân tiểu đường bị đau đầu do hạ đường huyết có thể ngăn mức đường huyết giảm, trước khi cơn đau đầu kéo đến bằng một số cách dưới đây.

Chuẩn bị máy theo dõi đường huyết và đồ ăn: Theo Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và thận Quốc gia (Mỹ) cho biết, người bệnh nên mang theo máy theo dõi lượng đường trong máu và mang theo đồ ăn nhẹ khi rời khỏi nhà. Nếu hạ đường huyết xảy ra, bạn có thể kịp lấy lại mức đường trong khoảng 70-100 mg/dL càng nhanh càng tốt.

Áp dụng quy tắc 15/15: Người bệnh cũng có thể thực hiện quy tắc 15/15 để cải thiện tình trạng hạ đường huyết bằng cách nạp 15g carbohydrate và sau đó đợi 15 phút, lặp lại quy tắc 15/15 nếu mức đường huyết vẫn chưa ổn định.

Tránh ăn thức ăn làm chậm hấp thụ carbohydrate: Người bệnh nên chọn lựa thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thô, tránh ăn bánh quy bơ đậu phộng vì món ăn nhẹ này có thể làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ) khuyến nghị, người bệnh có thể uống khoảng 118 ml nước trái cây tươi, nửa quả chuối lớn sẽ nhanh chóng lấy lại mực đường huyết.

Thay đổi nhịp sinh hoạt: Nhức đầu do hạ đường huyết có thể xảy đến khi bạn nhịn ăn. Người bị hạ đường huyết nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên hơn, bữa ăn cách nhau không quá ba tiếng. Chế độ ăn uống cân bằng, giàu protein và chất xơ cũng giúp duy trì lượng đường trong máu. Bạn cũng nên hạn chế nạp đường và rượu khi bụng đói. Vận động, duy trì thể trạng hỗ trợ ổn định đường huyết.

Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Freepik

Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu cho người bệnh tiểu đường. Ảnh: Freepik

Người không mắc tiểu đường nhưng có tiền sử mắc đau đầu migraine, khi bị hạ đường huyết cũng dễ bị bùng phát cơn đau nửa đầu. Bạn sẽ cảm thấy thèm ăn thực phẩm chứa carbohydrate trước khi cơn đau nửa đầu ập đến. Do đó, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn thức ăn nhẹ mang theo khi ra ngoài. Lúc đau đầu, bạn có thể ăn 3 viên kẹo, uống nước ép trái cây ngọt, ăn ít nhất nửa quả chuối lớn… sẽ dần khỏi triệu chứng.

Bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính (như bệnh thận, tuyến tụy sản xuất quá nhiều insulin hoặc các vấn đề liên quan đến nội tiết khác) thường đối mặt chứng đau đầu cũng nên thăm khám bác sĩ để có giải pháp dinh dưỡng phù hợp ngay khi bị giảm đường huyết.

Mai Trinh
(Theo Very Well Health)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Bệnh Addison – nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị

    Bệnh Addison xảy ra khi lớp vỏ của...

    Chế độ ăn DASH – Ăn uống lành mạnh để khống chế huyết áp

    Chế độ ăn DASH là gì? DASH, viết tắt của...

    Mức huyết áp, cholesterol chuẩn cho người bệnh tiểu đường

    Duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg, mức cholesterol...

    Hội chứng Cushing là gì và mọi điều cần nhớ về hội chứng này

    Cushing là hội chứng gồm tập hợp của...
    Chat Messenger Chat Zalo