Làm cách nào phòng tránh hạ đường huyết?

Date:

Tôi 47 tuổi, mắc bệnh đái tháo đường một năm nay. Thời gian gần đây tôi thường bị hạ đường huyết, nhất là khi đang chạy xe. Có cách nào để phòng tránh không thưa bác sĩ? (Thanh Mỹ, TP HCM)

Trả lời:

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mức 70 mg/dL. Mức đường huyết bình thường của cơ thể trước khi ăn dao động 90-130mg/dL, giữa bữa ăn 70 mg/dL đến 100 mg/dL, sau khi ăn 1-2 giờ phải dưới 180 mg/dL. Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết. Người bệnh đái tháo đường thường hạ đường huyết khi dùng thuốc không đúng chỉ định, quá liều insuline hoặc dùng sai loại; luyện tập thể dục quá sức nhưng ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng.

Người không bị đái tháo đường vô tình uống thuốc điều trị của người bệnh hoặc các loại thuốc quinine (qualaquin được dùng điều trị bệnh sốt rét); uống nhiều rượu, nhịn đói quá lâu, mắc bệnh mạn tính (khối u hiếm ở tụy – insulinoma), rối loạn tuyến thượng thận, u tuyến yên… cũng dẫn đến hạ đường huyết.

Triệu chứng của hạ đường huyết gồm tim đập mạnh, đổ mồ hôi, ngứa ran, da tái nhợt, lo lắng… Nếu không được xử trí, đường huyết tiếp tục hạ dẫn đến mờ mắt, nói lắp, buồn ngủ. Thậm chí, người bệnh co giật, hôn mê, tử vong.

Người bị hạ đường huyết cần ăn ngay 2-3 viên đường, 5-6 viên kẹo, nước ngọt, trái cây, mật ong… Sau 15 phút, kiểm tra nếu đường huyết vẫn ở mức thấp, tiếp tục dùng một phần tương tự và lặp lại đến khi đường huyết trở về bình thường. Sau khi cấp cứu tạm thời bằng thức ăn, nước uống có vị ngọt, nếu tình trạng không ổn định… người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi sức khỏe.

Nhiều người có xu hướng ăn quá nhiều đường cùng lúc để cải thiện triệu chứng hạ đường huyết. Tuy nhiên, điều này lại dễ dẫn đến tăng đường huyết ngay sau đó. Do vậy, người bị hạ đường huyết nên bổ sung đường với lượng vừa phải đến khi đường huyết trở lại bình thường.

Ăn ngay 5-6 viên kẹo để cải thiện trình trạng hạ đường huyết. Ảnh: Freepik

Ăn ngay 5-6 viên kẹo để cải thiện trình trạng hạ đường huyết. Ảnh: Freepik

Để phòng tránh hạ đường huyết, người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ, có chế độ luyện tập, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, không nên luyện tập quá nhiều so với lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Khi ra ngoài, người bệnh nên mang theo bánh ngọt, đường, kẹo, nước ngọt… ăn uống ngay khi thấy hoa mắt, chóng mặt. Đo thường huyết trước khi ra ngoài, luyện tập và ngay khi có bất thường trong cơ thể giúp xử lý kịp thời.

Ở người bệnh đái tháo đường lâu năm, các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại, não bộ không còn phản xạ tạo ra dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo đường trong máu thấp. Điều này khiến đôi khi chỉ số đường huyết thấp hơn 70mg/dl nhưng không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết, dẫn đến nguy cơ gặp tình trạng nghiêm trọng nhanh chóng như hôn mê, tử vong. Người bệnh cần thường xuyên đo đường huyết để nhận biết thời điểm hạ đường huyết và xử trí kịp thời.

BS.CKI Trương Trọng Tuấn
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Bệnh lý thần kinh do tiểu đường

    Bệnh lý thần kinh đái tháo đường là một...

    Chế độ ăn low-carb có phù hợp với tôi không?

    Chế độ ăn low-carb là gì? Thực phẩm có lượng...

    Sức khoẻ của người chăm bệnh

    Người chăm sóc bệnh là ai? Là người chăm sóc...

    Melatonin là gì? Vai trò của Melatonin đối với cơ thể?

    Melatonin là một loại hormone do tuyến tùng...
    Chat Messenger Chat Zalo