Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Date:

Người bệnh tiểu đường nên phòng tránh xước và vết cắt da, nếu bị thương thì nên cung cấp đủ protein, tập thể dục… để vết thương mau lành.

Một vết cắt hoặc vết xước nhỏ cũng có thể dễ bị nhiễm trùng và biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Đặc biệt, với người bị thần kinh tiểu đường thì lượng đường dư thừa trong máu làm hỏng dây thần kinh, khiến không cảm thấy đau khi bị cắt hoặc phồng rộp ở bàn chân nên dễ dẫn đến nhiễm trùng, lâu lành. Do đó, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra bàn chân và các vết thương khác.

Ngăn ngừa vết cắt, vết xước

Người tiểu đường không nên đi chân trần, kể cả trong nhà; luôn mang giày dép vừa vặn với chân để tránh tổn thương. Nếu mắc bệnh thần kinh tiểu đường thì nên kiểm tra giày dép xem có dính dị vật không trước khi mang vì chân thường sẽ không cảm nhận được.

Người bệnh cần xử lý ngay những vết thương, vấn đề nhỏ ở chân, tốt nhất là đi khám để được nhân viên y tế hướng dẫn.

[Người tiểu đường thường chậm chữa lành vết thương. Ảnh: Freepik

Điều trị vết thương

Nếu bị đứt tay, vết xước, vết cắt… người tiểu đường nên xử lý ngay trước khi vết thương có thể bị nhiễm trùng. Làm sạch vùng bị thương hàng ngày bằng dung dịch sát trùng và nước sạch. Lau khô vùng tổn thương sau khi rửa và bôi thuốc mỡ kháng sinh để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng. Người bệnh không tạo áp lực lên bàn chân có vết thương để vết thương mau lành hơn.

Khi vết thương nhỏ, vết cắt hoặc vết xước không có dấu hiệu thuyên giảm trong 2 ngày, người bệnh tiểu đường nên gặp bác sĩ để kiểm tra.

Ở người mắc tiểu đường, vết thương ngoài da thường lành trong vòng hai tuần, vết cắt có thể mất ba tuần để lành. Vượt quá mức thời gian này mà vết thương không lành, người bệnh cần đến bác sĩ điều trị. Vết thương có màu đỏ, đau và chảy dịch là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng với việc chăm sóc vết thương vì giúp điều chỉnh đường huyết và đảm bảo cơ thể nhận được các vitamin và khoáng chất để hồi phục. Người bệnh cần cung cấp đủ protein vì chất này giúp lành da và các mô đã bị tổn thương. Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn đến chân. Tuy nhiên nếu bị thương ở chân, bạn hạn chế cử động, tập luyện để vết thương hồi phục.

Ngay cả một vết xước nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách, gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến cắt cụt chi. Chăm sóc tốt sức khỏe bản thân ngăn ngừa vết thương xảy ra là một bước quan trọng giúp người bệnh thần kinh do tiểu đường giảm nhiễm trùng và biến chứng.

Mai Cat
(Theo Everyday Health)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Những lưu ý khi sử dụng thuốc Metformin trong điều trị tiểu đường

    Metformin được coi là một trong những loại...

    Chăm sóc người bị sa sút trí tuệ

    Tôi có thể giúp gì cho người thân bị...

    Điều trị tiểu đường: Niềm hi vọng từ miếng dán Insulin thông minh

    Tổng quan Hiện có hơn 387 triệu người mắc bệnh...

    12 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khi trời nóng, lạnh

    Giữ nước, tránh nắng nóng, tránh mắc cúm, kiểm...
    Chat Messenger Chat Zalo