Có nên dừng uống thuốc khi đường huyết ổn định?

Date:

Tôi bị tiểu đường type 2, đang uống thuốc điều trị. Nếu kiểm tra chỉ số đường huyết HbA1c ổn định, về dưới 6,5% thì dừng thuốc, đến khi nào vượt quá 6,5%, tôi uống lại được không? (Lê Hạnh, Kiên Giang)

Trả lời:

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, với đặc trưng đường huyết luôn ở mức cao hơn bình thường bởi tuyến tụy không tạo đủ insulin hoặc đề kháng insulin (cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin). Người bệnh cần uống thuốc trị đái tháo đường mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Dù chỉ số xét nghiệm HbA1c cho thấy lượng đường trong máu trung bình trong khoảng 3 tháng về dưới 6,5%, người bệnh cũng không nên ngưng thuốc. Bởi ngừng thuốc khiến đường huyết sẽ tăng dần, người bệnh khó nhận biết. Đến lúc đường huyết tăng quá cao, người bệnh gặp các biến chứng cấp tính như tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan ceton dẫn đến hôn mê… thậm chí nguy hiểm tính mạng. Sau khi điều trị qua nguy kịch, người bệnh có thể bị các di chứng ở não. Hơn nữa, khi ngưng thuốc, đường huyết không ổn định (lúc lên cao, lúc xuống thấp) diễn ra trong thời gian dài gây tổn thương mạch máu, dẫn đến các biến chứng mạn tính như suy thận, mờ mắt…

Để đảm bảo đường huyết ổn định, người bệnh không nên ngưng thuốc, cần khám định kỳ với bác sĩ khoa nội tiết – đái tháo đường để điều chỉnh liều thuốc phù hợp với mức đường huyết hiện tại. Việc tái khám cũng giúp bác sĩ đồng hành cùng người bệnh theo dõi đường huyết, kiểm soát biến chứng.

Người bệnh đái tháo đường nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ khi thấy đường huyết kiểm soát. Ảnh: Freepik

Người bệnh đái tháo đường nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ khi thấy đường huyết kiểm soát.

Thuốc điều trị đái tháo đường gồm 2 nhóm chính là insulin và nhóm hạ đường huyết thông qua đường uống. Nhóm insulin chủ yếu dùng cho người bệnh đái tháo đường type 1 do tuyến tụy không tạo ra insulin. Người tiểu đường type 2 dùng insulin trong các trường hợp như: nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng, mất cân bằng không kiểm soát, điều trị với thuốc viên không hiệu quả, đường huyết tăng cao không thể kiểm soát bằng thuốc viên…

Thuốc dạng uống thường dùng cho người bệnh đái tháo đường type 2 gồm nhiều nhóm. Nhóm thuốc làm tăng độ nhạy với insulin Metformin và Thiazolidinedione giúp giảm lượng glucose mà gan sản xuất, cải thiện cách hoạt động của insulin trong cơ thể và làm chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành đường.

Nhóm thuốc gây tăng tiết insulin Sulfonylureas, Meglitinides, thuốc chủ vận thụ thể GLP-1, thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 có công dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Các loại thuốc này còn ngăn gan giải phóng glucose, tăng tổng hợp glycogen, kéo dài hoạt động của incretin, giảm lượng đường trong máu. Nhóm thuốc làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột (thuốc ức chế men alpha – glucosidase, thuốc ức chế SGLT2) giảm tái hấp thu glucose tại ống thận, giúp cơ thể loại bỏ glucose nên giảm đường huyết, huyết áp và cân nặng kiểm soát tốt hơn.

Bên cạnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ khoa nội tiết – đái tháo đường, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày để kiểm soát cân nặng.

BS.CKII Trần Thùy Ngân
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Dinh dưỡng: bí quyết để cải thiện sức khỏe

    Chế độ dinh dưỡng hợp lí là một trong...

    Mối liên hệ giữa tiểu đường và tiêu chảy

    Tiểu đường có rất nhiều các biến chứng. Những...

    Mối liên quan giữa trầm cảm và tiểu đường?

    Tiểu đường là một bệnh rất nghiêm trọng. Việc...

    Sức khoẻ của người chăm bệnh

    Người chăm sóc bệnh là ai? Là người chăm sóc...
    Chat Messenger Chat Zalo