Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 theo thời gian

Date:

Bệnh tiểu đường type 2 nếu không được kiểm soát tốt theo thời gian có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, mắt…

Tiểu đường type 2 do lượng đường trong máu tăng cao mạn tính, có thể trầm trọng thêm theo thời gian và tăng nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, thay đổi lối sống, dùng thuốc và các chiến lược quản lý bệnh có thể giúp ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển.

Kháng insulin

Insulin là một loại hormone trong cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu (glucose). Kháng insulin xảy ra khi các tế bào của cơ thể không phản ứng tốt với insulin, khiến đường tích tụ và làm tăng lên trong máu. Tình trạng kháng insulin có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian với người bệnh tiểu đường type 2.

Với người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, thay đổi lối sống lành mạnh (ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên…) là cách kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu thay đổi lối sống không đủ để cải thiện, bác sĩ có thể kê thuốc giảm kháng insulin.

Rối loạn chức năng tế bào beta

Tế bào beta là tế bào trong tuyến tụy sản xuất và giải phóng insulin. Sau khi bạn ăn thự phẩm hoặc uống đồ uống làm tăng lượng đường trong máu, các tế bào beta sản xuất insulin để điều chỉnh. Theo thời gian, các tế bào này của người bệnh tiểu đường type 2 khó theo kịp nhu cầu insulin, gây ra tình trạng rối loạn.

Biến chứng tế bào mạch máu

Khi bệnh tiểu đường type 2 tiến triển, nó ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách. Dưới đây là những cách phổ biến mà bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh thần kinh tiểu đường: Nồng độ glucose trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho dây thần kinh. Bệnh thần kinh tiểu đường gây ra cảm giác ngứa ran, tê hoặc đau, thường ở bàn tay, bàn chân. Bệnh có nhiều khả năng phát triển khi người bệnh già đi và bị tiểu đường càng lâu.

Nguy cơ mắc bệnh thần kinh cũng tăng lên nếu người bệnh thừa cân, huyết áp cao, cholesterol cao, tăng đường huyết mạn tính, bệnh đường máu, thói quen hút thuốc. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, kiểm soát đường huyết tốt, tập thể dục và không hút thuốc có thể cải thiện bệnh thần kinh tiểu đường.

Bệnh võng mạc: Quá nhiều glucose trong cơ thể có thể làm cho các mạch máu ở võng mạc sưng lên, rò rỉ hoặc thậm chí phát triển các mạch máu mới, gây ra bệnh võng mạc tiểu đường. Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc có thể không có triệu chứng. Thay đổi thị lực hoặc nhìn thấy các đốm hoặc vệt đen là các triệu chứng ở giai đoạn sau. Người bị tiểu đường nên thăm khám mắt hàng năm.

Các nguyên nhân phổ biến của bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm lượng đường trong máu tăng cao mạn tính, huyết áp cao. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh võng mạc bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp.

Người bị tiểu đường càng lâu càng tăng nguy cơ phát triển các bệnh về mắt. Ảnh: Freepik

Bệnh thận: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thận, do lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu ở thận. Tình trạng huyết áp cao thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường cũng hại cho thận. Các yếu tố rủi ro làm tăng khả năng mắc bệnh thận bao gồm thừa cân, tiểu đường lâu năm, huyết áp cao, hút thuốc. Người bệnh tiểu đường type 2 nên kiểm tra thận mỗi năm.

Bệnh mạch vành: Nguy cơ phát triển bệnh tim bao gồm bệnh động mạch vành tăng ở người tiểu đường. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim như rung tâm nhĩ. Kiểm tra huyết áp, cholesterol và cân nặng thường xuyên có thể giúp bác sĩ xem xét người bệnh có cần kiểm tra tim hay không. Duy trì hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh là hai cách để theo dõi sức khỏe tim mạch.

Đột quỵ: Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, dẫn đến tổn thương não, các vấn đề về vận động và các vấn đề về cảm xúc. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong. Quá nhiều glucose trong máu theo thời gian có thể dẫn đến nhiều chất béo tích tụ hoặc cục máu đông trong mạch máu. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ cao hơn với người có tiền sử gia đình đột quỵ, huyết áp cao. Để phòng tránh, người bệnh nên theo dõi lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol thường xuyên.

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

“Tiểu đường giai đoạn cuối” được dùng để chỉ các biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối như suy thận, bệnh tim và mất thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể xảy ra sau khi kiểm soát tiểu đường kém trong nhiều năm. Nhiều người có thể tử vong do các biến chứng này gây ra.

Kim Uyên
(Theo Verywell Health)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Lên kế hoạch chăm sóc, điều trị tiểu đường type 2 thế nào?

    Mẹ tôi 59 tuổi, mới phát hiện tiểu đường...

    Dấu hiệu và biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

      Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai...

    Tiểu đường và hút thuốc lá

    Hút thuốc lá không tốt cho mọi người và...

    Tìm hiểu rõ hơn về cơ chế của miễn dịch đặc hiệu

    Để đảm bảo khả năng bảo vệ của...
    Chat Messenger Chat Zalo