Bão giáp trạng: phát hiện và điều trị thế nào để không ảnh hưởng tới tính mạng?

Date:

Bão giáp trạng là tình trạng hiếm gặp nhưng có độ nguy hiểm cao, có thể đe dọa tới tính mạng của con người kể cả khi được phát hiện cũng như điều trị từ sớm. Dưới đây MEDLATEC sẽ đề cập đến những kiến thức y khoa cơ bản về tình trạng này. Mời quý độc giả tham khảo.

1. Như thế nào là bão giáp trạng?

Tuyến giáp nằm ở vị trí ở trước cổ, kích thước nhỏ có nhiệm vụ sản sinh ra hormone giáp với hai loại chính là Tetraiodothyronine và Triiodothyronine. Đối với cơ thể, hormone do tuyến giáp sinh ra tham gia vào hoạt động của hầu hết các tế bào, ảnh hưởng tới việc tổng hợp trao đổi chất, tăng trưởng của xương, phát triển của hệ thần kinh, quá trình chuyển hóa của carbohydrate và protein,…

Hormone do tuyến giáp sinh ra ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan  Hormone do tuyến giáp sinh ra ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan

Mặc dù vậy, ở một số người, do nhiều nguyên nhân, tuyến giáp hoạt động một cách không bình thường, có thể dẫn tới tình trạng tiết ra quá nhiều hormone, gọi là cường giáp.

Cường giáp làm tăng hoạt động của một số chức năng trong cơ thể. Đối với những bệnh nhân bị cường giáp lâu ngày song không tiến hành điều trị có thể dẫn tới một tình trạng nguy hiểm hơn, đó là bão giáp trạng.

Cơn bão giáp trạng thường xuất hiện khi có một số yếu tố tác động, đó là: bệnh nhân bị cường giáp song chưa từng được điều trị, lại gặp phải tình trạng chẳng hạn như viêm não, nhiễm trùng, chấn thương, sinh con hoặc nạp i ốt một cách đột ngột,… Bão giáp cũng có thể xuất hiện nếu người bệnh sử dụng thuốc kháng giáp một cách không thường xuyên hoặc đang sử dụng thì dừng.

2. Bão giáp trạng nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

Cơn bão giáp ở người bệnh nhân thường biểu hiện ra với các triệu chứng, gồm:

  • Sốt cao, thậm chí có thể lên tới hơn 40 độ C, dẫn tới mất nước.

  • Về thần kinh: có thể xuất hiện hiện tượng bị kích động, lo lắng, lú lẫn, mê sảng, rối loạn tâm thần và tri giác rồi hôn mê.

  • Về tim mạch: nhịp tim tăng lên, có thể lên tới 120 thậm chí là 200, 300 lần/phút, loạn nhịp tim, suy tim ứ huyết, trụy tim mạch và có thể dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở người bệnh cao tuổi.

  • Về tiêu hóa: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy là hiện tượng thường gặp. Một số trường hợp nặng hơn, có thể còn bị vàng da do gan bị xung huyết hoặc hoại tử gan.

  • Nhược cơ: thường gặp ở cơ gốc thân mình, run rẩy, có thể gặp tình trạng mắt lồi. Nặng hơn, nhược cơ xảy ra với các cơ ở mặt, đầu chi.

  • Có thể bị tăng đường hoặc calci huyết. Nếu đường huyết bị hạ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Sốt cao là dấu hiệu thường gặp điển hình

Sốt cao là dấu hiệu thường gặp điển hình

3. Chẩn đoán các cơn bão giáp trạng

Hiện nay, nhằm mục đích phát hiện và chẩn đoán bệnh, đa số bác sĩ đều căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở bệnh nhân đang bị cường giáp.

Dựa trên các triệu chứng thường gặp đã nêu ở trên như sốt cao, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, lú lẫn,… bác sĩ có thể chỉ định việc thực hiện một số xét nghiệm củng cố như: đánh giá nồng độ hormone do tuyến giáp sinh ra có ở trong máu.

Đây không phải là xét nghiệm mang tính chuyên biệt để chẩn đoán cơn bão giáp bởi vì nếu cường giáp thông thường, nồng độ hormone này cũng tăng.

Do tính chất của bệnh, nếu xuất hiện thường diễn ra rất nhanh và gây nguy hiểm lớn nên thực hiện xét nghiệm hay không còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Nguyên nhân là vì trong quá trình chờ xét nghiệm có thể sẽ làm mất đi khoảng thời gian tốt nhất để can thiệp.

Nhìn chung, đối với những bệnh nhân có cơn bão giáp, đặc biệt là người lớn tuổi, việc điều trị sẽ được chỉ định thực hiện ngay lập tức, trước cả khi xét nghiệm.

Người bệnh được cấp cứu điều trị ngay

Người bệnh được cấp cứu điều trị ngay

4. Điều trị và khắc phục bão giáp trạng

Với trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ gặp phải tình trạng này, cần được đưa tới bệnh viện ngay. Việc điều trị trước hết nhằm mục đích khắc phục những dấu hiệu nguy cấp để duy trì sự sống cho người bệnh.

Thuốc Propylthiouracil hay Methimazole được sử dụng để ức chế sự sản sinh hormone tại thời điểm cấp cứu. Bác sĩ cũng có thể dùng thêm steroid hoặc kali I-ốt.

Cùng với đó, nếu bệnh nhân sốt cao, mất nước, suy tim sẽ được chỉ định dùng thêm điện giải, thuốc hạ sốt, lợi tiểu và chống rối loạn nhịp tim.

Khi bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, việc điều trị có thể tiến tới mục đích làm cho người bệnh ổn định hơn và tránh tái phát bằng thuốc ức chế sự tổng hợp cũng như phóng thích của loại hormone này như: thuốc kháng giáp, dung dịch I-ốt,…

Việc sử dụng I-ốt phóng xạ chỉ được dùng trong trường hợp cần thiết nhằm phá hủy tuyến giáp bị bệnh. Phương pháp này không dùng đối với phụ nữ đang mang thai. Trường hợp mang thai song lại bị mắc cơn bão giáp, người bệnh có thể sẽ được chỉ định cắt bỏ tuyến giáp.

Thời gian điều trị kéo dài trong bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu được cấp cứu kịp thời, tình trạng bệnh có thể có tiến triển trong khoảng từ 1 tới 3 ngày thực hiện điều trị.

5. Bệnh có thể được phòng ngừa không?

Đối với những người bị cường giáp, tuân thủ việc điều trị, chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ một cách thường xuyên và điều độ sẽ giúp phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn bão giáp.

Cùng với đó, nên duy trì hoạt động rèn luyện cho cơ thể một cách đều đặn và khoa học cùng với chế độ ăn uống lành mạnh.

Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ, hạn chế tối đa tác nhân có thể khiến cho cơ thể gặp căng thẳng.

Hạn chế nguy cơ của bệnh với lối sống vui vẻ, lạc quan

Hạn chế nguy cơ của bệnh với lối sống vui vẻ, lạc quan

Duy trì hoạt động thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả của việc điều trị. Đồng thời, có thể ngăn chặn biến chứng bằng cách can thiệp sớm, tận gốc các yếu tố nguy cơ.

Đối với những người bình thường, việc khám sức khỏe định kỳ cũng có tác dụng lớn trong việc giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, trong đó có bệnh về tuyến giáp.

Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đi khám và siêu âm tuyến giáp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bản thân và gia đình có tiền sử bệnh tuyến giáp.

  • Môi trường sống, làm việc có tiếp xúc với hóa chất hoặc chất phóng xạ độc hại.

  • Uống thuốc chống trầm cảm thường xuyên.

  • Béo phì, thừa cân, hút thuốc lá nhiều.

  • Xuất hiện một số dấu hiệu như: khàn tiếng, khó nuốt, thở, nổi hạch hoặc đau vùng cổ.

  • Có kế hoạch mang thai.

Máy siêu âm hiện đại của MEDLATEC giúp đánh giá chức năng tuyến giáp

Máy siêu âm hiện đại của MEDLATEC giúp đánh giá chức năng tuyến giáp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Độ tin cậy của Bảng đánh giá dinh dưỡng (MNA)

    Độ tin cậy (tính thích hợp hay tính hữu...

    Giúp đỡ người cao tuổi đối diện những thay đổi lớn trong cuộc sống

    Những thay đổi lớn trong cuộc sống, ví dụ:...

    Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90% các...

    Uống đủ nước cải thiện sức khỏe người bệnh tiểu đường

    Người bệnh tiểu đường uống ít nhất 1,5-2 lít...
    Chat Messenger Chat Zalo