Cách chăm sóc bệnh tiểu đường thai kỳ trước và sau sinh

Date:

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình mang thai.

Thai phụ nên

  • Đặt lịch hẹn khám thai thường xuyên hơn
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên hơn
  • Siêu âm thường xuyên hơn

Các cuộc hẹn

Nhân viên y tế sẽ giúp đảm bảo mức đường huyết nằm trong giới hạn cho phép. Thai phụ có thể tận dụng tối đa các cuộc hẹn bằng cách thực hiện các bước trên.

Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nên sinh con trong bệnh viện vì bác sĩ và nữ hộ sinh có thể giải quyết các vấn đề trong khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, lượng đường trong máu sẽ được theo dõi mỗi giờ để đảm bảo nằm trong khoảng 4-7mmol/L.. Nếu lượng đường nằm ngoài mục tiêu này, thai phụ sẽ được điều trị tiêm tĩnh mạch insulin.

Trẻ sơ sinh được giữ với người mẹ trừ khi có bất kỳ vấn đề. Trẻ được cho bú ngay sau khi sinh (trong vòng 30 phút) và sau đó mỗi sau hai đến ba giờ. Đường huyết của trẻ được kiểm tra mỗi hai đến bốn giờ một lần, để ngăn xuống quá thấp (hạ đường huyết sơ sinh). Nếu có vấn đề gì sau khi sinh, trẻ sẽ được chuyển đến đơn vị sơ sinh để theo dõi và điều trị thêm.

Mẹ và trẻ sẽ được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 24 giờ trước khi xuất viện để đảm bảo việc cho ăn và đường huyết của trẻ.

Điều gì xảy ra sau khi đã sinh con?

Nồng độ đường huyết thường trở lại bình thường sau khi chuyển dạ, vì vậy việc dùng thuốc điều trị tiểu đường sẽ được chấm dứt ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu phát hiện bị tiểu đường khi đang mang thai, việc điều trị sẽ được tiếp tục.

Nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ có nguy cơ mắc lại tình trạng này trong các lần mang thai tiếp theo, và nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 về sau. Có một số cách để phòng ngừa:

  • Kiểm tra mức đường huyết trước khi rời bệnh viện.
  • Xét nghiệm đường máu khi thăm khám sau sinh sáu tuần.
  • Nên sắp xếp gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau: đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm; cực kỳ mệt mỏi; cơn khát tăng dần; giảm cân không giải thích được; vết cắt hoặc vết thương chậm lành.
  • Nên đi khám và xét nghiệm đường huyết định kỳ hằng năm.
  • Ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Quản lý cân nặng.
  • Cần đến gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu cần tư vấn giảm cân.

Khi khám thai, hãy cho nhân viên y tế biết tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    8 quan niệm sai về bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi, người bệnh...

    Điều trị tiểu đường: Niềm hi vọng từ miếng dán Insulin thông minh

    Tổng quan Hiện có hơn 387 triệu người mắc bệnh...

    Lên kế hoạch để chuẩn bị cho thai kỳ khi bạn bị bệnh tiểu đường như thế nào?

    Bắt đầu một gia đình đòi hỏi nhiều kế hoạch...

    12 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khi trời nóng, lạnh

    Giữ nước, tránh nắng nóng, tránh mắc cúm, kiểm...
    Chat Messenger Chat Zalo