Cân bằng công việc và việc chăm sóc bệnh nhân

Date:

Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc thêm ở bên ngoài. Nếu hiện tại bạn đang chăm sóc cho một người thân bị bệnh, khả năng lớn là bạn sẽ cảm thấy bị quá tải khi phải cố gắng cân bằng giữa trách nhiệm chăm sóc với công việc và việc nhà. Bạn không đơn độc.Những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết gánh nặng đó.

Cân bằng công việc và việc chăm sóc bệnh nhânCân bằng giữa công việc và chăm sóc bệnh nhân

Tìm hiểu những chính sách và chương trình của nơi bạn làm việc

Nhiều công ty đang bắt đầu nhận thấy các nhu cầu đặc thù của những nhân viên đang phải chăm sóc bệnh nhân ở nhà. Hãy nói chuyện với bộ phận nhân sự và đọc quy định xem công ty của bạn có chính sách hoặc lợi ích gì nhằm hỗ trợ bạn kiểm soát tình huống của mình hay không. Một số ví dụ cho những chính sách này bao gồm:

  • Nghỉ phép vì lý do gia đình và trị bệnh: cho phép người lao động đủ điều kiện nghỉ 12 tuần không lương mỗi năm để họ chăm sóc cho thành viên gia đình bị ốm. Kỳ nghỉ phép này không ảnh hưởng đến bảo hiểm và hợp đồng công việc của bạn.
  • Chương trình hỗ trợ nhân viên:  giúp những nhân viên giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến công việc của họ. Những chương trình này thường bao gồm tư vấn ngắn hạn và giới thiệu bạn đến các dịch vụ cộng đồng.
  • Giờ làm việc linh động: là một kế hoạch làm việc linh hoạt. Bạn có thể đã quen với giờ làm việc hành chính từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng nếu công ty bạn cho phép linh động giờ làm việc, bộ phận quản lý nhân viên của bạn sẽ định ra một khoảng thời gian bắt buộc mà bạn phải có mặt ở nơi làm việc (ví dụ từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều), sau đó bạn có thể tự lên kế hoạch làm việc xung quanh khoảng thời gian đó. Ví dụ, bạn có thể chọn thời gian làm việc từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều hoặc từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Làm việc từ xa: cho phép bạn làm việc từ một nơi khác như là tại nhà với điều kiện đảm bảo cố định số giờ hoặc số ngày làm việc mỗi tuần.
  • Phân chia công việc: là khi hai người được thuê để làm việc bán thời gian hoặc với giờ làm hạn chế để cùng hoàn thành lượng công việc dành cho một người.

Nói chuyện với người quản lý của bạn

Dành chút thời gian để suy nghĩ về những thay đổi trong chính sách công ty mà có thể giúp bạn hoàn thành trách nhiệm của mình tốt hơn. Phác thảo kế hoạch, sau đó sắp xếp cuộc hẹn với người quản lý để nói về những điều đó. Nếu có thể, hãy cố gắng làm việc này trước khi những trách nhiệm tại nhà gây áp lực ảnh hưởng đến công việc.

Trong cuộc nói chuyện, hãy thành thật nói về tình hình của bạn và tỏ ra cởi mở với những ý kiến mà người quản lý của bạn có thể có. Hãy chắc chắn sẽ truyền tải được rằng những thay đổi mà bạn đề xuất sẽ có ích đối với ông ta (ví dụ bạn sẽ ít bị sao lãng và có khả năng tập trung vào công việc của bạn tốt hơn hoặc bạn có thể đền đáp bằng cách làm một công việc mà ít người ưa chuộng). Trong cuộc hẹn tiếp theo, hãy đề nghị làm thử với những sự thay đổi mà bạn đề xuất trong một vài tuần hoặc vài tháng.

Hãy là một nhà hoạt động xã hội

Công ty hoặc người giám sát của bạn có thể không có khả năng đáp ứng yêu cầu của bạn. Trong trường hợp này, cố gắng đừng lo lắng. Thay vào đó, hãy nêu lên một tấm gương. Làm việc với bộ phận nhân sự để giúp các lãnh đạo công ty hiểu nhu cầu của những người đang chăm sóc bệnh nhân. Giữ cho các kênh trao đổi thông tin luôn mở và thử nói chuyện lại sau một thời gian.

Lên thời gian biểu cho các nhiệm vụ

Tạo ra một thời gian biểu cho các thành viên gia đình của bạn. Điều này sẽ giúp mọi người làm việc có tổ chức và quản lý tốt các nhu cầu về thời gian, bao gồm tất cả các hoạt động, các cuộc hẹn, những nhiệm vụ thường xuyên theo lịch trình như thanh toán hóa đơn chẳng hạn. Đừng quên dành thời gian cho những điều bạn thích, chẳng hạn  đi thăm bạn bè hoặc đi ra ngoài ăn tối hay xem một bộ phim.

Sử dụng danh sách việc phải làm hàng ngày để ưu tiên thời gian cho chúng. Ví dụ, bạn có thể tạo một danh sách cho các nhiệm vụ mà bạn cần phải hoàn thành ở nhà và những công việc mà bạn cần phải hoàn thành tại nơi làm việc. Giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất đầu tiên.

Yêu cầu giúp đỡ

Chuẩn bị cho lúc bạn cần giúp đỡ bằng cách lên danh sách những người sẵn sàng giúp bạn một tay. Danh sách này có thể bao gồm các thành viên gia đình, bạn bè và nhân viên chăm sóc tạm thời. Trên danh sách của bạn, hãy bao gồm số điện thoại, thời gian của mọi người và các nhiệm vụ mà họ cảm thấy thoải mái nhất khi làm. Mang theo một bản sao danh sách mọi lúc để dùng trong trường hợp bạn cần ai đó giúp đỡ trong khi bạn đang ở xa nhà.

Ngoài ra, hãy tìm sự giúp đỡ trong cộng đồng của bạn. Dịch vụ công cộng có thể bao gồm dịch vụ giao đồ ăn, hỗ trợ đi lại, tư vấn pháp luật, tài chính và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vật lý trị liệu và phụ tá điều trị. Bạn cũng có thể hỏi tại nhà thờ hoặc giáo đường của bạn về những dịch vụ hoặc tình nguyện viên có thể giúp mình.

Tự chăm sóc bản thân

Bạn có thể cảm thấy như mình “phải làm tất cả”, bất chấp những thiệt hại sẽ xảy ra cho mình. Tuy nhiên, bạn không thể chăm sóc người khác nếu không biết chăm sóc chính bản thân. Hãy đọc “Sức khỏe của người chăm sóc bệnh nhân” và “Áp lực của người chăm sóc bệnh nhân” để tìm hiểu làm thế nào ưu tiên thể chất và cảm xúc của chính bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Đối phó với chế độ ăn kiêng

    Có nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau: Chế...

    Peptide C

    Xét nghiệm peptide C đo nồng độ peptide C...

    Phù hoàng điểm do biến chứng tiểu đường

    Phù hoàng điểm thường xảy ra do biến chứng...

    Vitamin B-12 và những điều cần biết

    Vitamin B12 là gì? Vitamin B12 là một vitamin quan...
    Chat Messenger Chat Zalo