Chất bổ sung dinh dưỡng: Những điều cần biết

Date:

Chất bổ sung dinh dưỡng là gì?

Chất bổ sung dinh dưỡng là một loại vitamin, khoáng chất, hoặc thảo mộc mà bạn ăn hoặc uống vào để cải thiện sức khỏe nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Những chất bổ sung này không nhằm mục đích chữa bệnh hoặc điều trị bệnh, trừ khi chúng được thông qua chứng nhận sức khỏe bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Chất bổ sung dinh dưỡng

Vitamin, khoáng chất và chất bổ sung dinh dưỡng

Vitamin và khoáng chất, còn được gọi là vi chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng cơ thể và giúp giữ cho bạn khỏe mạnh. Bạn có thể nhận được hầu hết các vi chất dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều loại thức ăn trong chế độ ăn uống hàng ngày. Thu nạp vi chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm đảm bảo rằng cơ thể của bạn có thể hấp thụ chúng đúng cách.

Nếu bạn không ăn nhiều loại thức ăn tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như trái cây, rau, thịt nạc và cá, bạn có thể không nhận đủ tất cả các vi chất dinh dưỡng cơ thể cần. Vitamin tổng hợp hay chất bổ sung dinh dưỡng có thể giúp bạn. Những nhóm người khác có thể uống vitamin tổng hợp và chất bổ sung dinh dưỡng bao gồm:

  • Người ăn chay không ăn bất kỳ sản phẩm động vật nào.
  • Phụ nữ có thai hoặc sắp có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh.
  • Những người đã qua phẫu thuật dạ dày để giảm cân.
  • Những người bị bệnh ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn, chẳng hạn như bệnh đường tiêu hóa, không tiêu hóa được lactose hoặc dị ứng thực phẩm.
  • Những người có bệnh về dạ dày, gan, tuyến tụy hoặc túi mật.

Bạn cần chú ý thông tin dinh dưỡng nào?

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), người Mỹ trưởng thành có thể không nhận được đủ các chất dinh dưỡng sau đây:

Chất dinh dưỡng Liều lượng khuyên dùng hàng ngày (RDA)
Canxi 1000 mg

1200 mg cho phụ nữ  > 51 tuổi

1200 mg cho nam giới > 70 tuổi

Kali 4700 mg
Chất xơ 25 gram (g) cho phụ nữ
38 g cho nam giới
Magiê 320 mg cho phụ nữ
420 mg cho nam giới
Vitamin A 2310 đơn vị quốc tế (IU) cho phụ nữ
3000 IU cho nam giới
Vitamin C 75 mg cho phụ nữ
90 mg cho nam giới
Vitamin E 15 mg
Vitamin B9

(Folate)

400 mcg
Vitamin B12 2,4 mcg
Vitamin D 600 IU

800 IU cho nam giới và phụ nữ > 70 tuổi

Sắt 8 mg

18 mg cho phụ nữ (19-50 tuổi)

Xem thêm bài Vitamin B-12 và Vitamin D: Những điều cần biết

Các chất bổ sung dinh dưỡng khác

Hiện nay đã có hàng trăm chất bổ sung dinh dưỡng bán trên thị trường. Chúng được quảng cáo là có khả năng điều trị bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Tuy nhiên, thường không có bằng chứng đáng tin cậy về những lời quảng cáo này.

Một số chất bổ sung dinh dưỡng phổ biến nhất bao gồm glucosamine và chondroitin sulfate, lợi khuẩn probiotic, các enzym tiêu hóa, echinacea, coenzyme Q10 (CoQ10), tỏi, bạch quả, nhân sâm, kava, melatonin, kích thích tố nữ từ thực vật (như rễ rắn đen (black cohosh), đồng quai và đậu nành), Saw Palmetto, và St John’s wort.

Lời khuyên cho việc uống chất bổ sung dinh dưỡng

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu dùng bất cứ chất bổ sung dinh dưỡng nào.
  • Không nên dùng quá liều lượng khuyến cáo trên nhãn, trừ khi bác sĩ khuyên bạn như vậy.
  • Đọc danh sách thành phần để chắc rằng bạn biết rõ những thành phần khác trong chất bổ sung dinh dưỡng bạn đang dùng.
  • Chỉ vì một chất bổ sung dinh dưỡng được quảng cáo là “tự nhiên” không có nghĩa là nó an toàn.
  • Hãy đảm bảo rằng bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại chất bổ sung dinh dưỡng bạn uống vì chúng có thể tương tác với một số loại thuốc.

Làm thế nào để biết rằng tôi nên dùng chất bổ sung dinh dưỡng?

Nếu bạn lo lắng rằng bạn không nhận được đủ vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống của bạn, hãy hỏi bác sĩ các cách để có được các vi chất dinh dưỡng mà bạn cần. Tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của bạn, các vitamin hoặc khoáng chất mà chế độ ăn uống của bạn còn thiếu, bác sĩ có thể đề nghị một chất bổ sung dinh dưỡng nào đó. Nếu bạn muốn uống một loại chất bổ sung dinh dưỡng, hãy nói với bác sĩ của bạn về lý do bạn muốn uống nó và những gì bạn hy vọng nó sẽ mang đến cho bạn.

Bác sĩ cũng có thể nói cho bạn biết nếu có một chất bổ sung dinh dưỡng tương tác với các loại bệnh bạn đang mắc phải, hoặc với bất kỳ thuốc kê toa hoặc thuốc không cần kê toa bạn đang uống. Chất bổ sung dinh dưỡng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc điều trị ung thư hoặc phẫu thuật, bao gồm chảy máu và các vấn đề với gây mê.

Các chất bổ sung dinh dưỡng an toàn đến mức nào?

Một số nhà sản xuất chất bổ sung dinh dưỡng tuân theo tiêu chuẩn chất lượng của Dược điển Hoa Kỳ USP. Những nhà sản xuất chất bổ sung dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chất lượng USP tình nguyện để cho sản phẩm của họ được kiểm tra chất lượng và độ tinh khiết bởi một công ty bên ngoài trước khi chúng được bán ra. Những sản phẩm này thường có thêm nhãn thông tin chất lượng, chẳng hạn như “đã được kiểm chứng theo USP” hoặc “chất lượng được phê duyệt bởi ConsumerLab.com”.

Chọn chất bổ sung dinh dưỡng một cách cẩn thận và hãy hỏi bác sĩ gia đình hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn có thắc mắc.

Các loại vitamin, khoáng chất và chất bổ sung dinh dưỡng được xem là an toàn khi sử dụng trong đúng liều cho phép. Nếu sử dụng quá liều, đặc biệt là các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A và E, chúng có thể gây hại cho sức khỏe. Hãy nhớ kiểm tra liều lượng khuyên dùng hàng ngày (nếu có) và phải cẩn thận không dùng quá nhiều.

Mặc dù các loại thảo dược đã xuất hiện nhiều năm, một số thảo dược bổ sung có thể không được tinh khiết. Chúng có thể chứa các thành phần không được liệt kê khác có thể làm cho bạn bị bệnh. Đôi khi chúng chứa thuốc không được liệt kê trên nhãn, chẳng hạn như steroid hoặc estrogen. Một số sản phẩm thậm chí có thể chứa cả độc tố như asen, thủy ngân, chì, thuốc trừ sâu. Nếu các thành phần nguy hiểm được phát hiện sau khi sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đã được bán ra, sản phẩm đó phải bị thu hồi.

Bạn không bao giờ nên dùng quá liều so với liều lượng khuyến cáo trên nhãn bất kỳ chất bổ sung dinh dưỡng nào, trừ khi bác sĩ bảo bạn làm như vậy. Dùng quá nhiều vitamin, khoáng chất hoặc thảo dược bổ sung có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây nguy hiểm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    12 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khi trời nóng, lạnh

    Giữ nước, tránh nắng nóng, tránh mắc cúm, kiểm...

    Dấu hiệu và biến chứng của bệnh đái tháo nhạt thai kỳ

    Bệnh đái tháo nhạt khi mang thai là một...

    Melatonin là gì? Vai trò của Melatonin đối với cơ thể?

    Melatonin là một loại hormone do tuyến tùng...
    Chat Messenger Chat Zalo