Các vấn đề cần lập kế hoạch
Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh Sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc về các vấn đề dưới đây với gia đình. Hãy làm điều này càng sớm càng tốt để đảm bảo rằng người mắc bệnh sa sút trí tuệ có một cơ hội thể hiện mong muốn của mình và trả lời các câu hỏi.
Lập kế hoạch cho tương lai sau khi được chẩn đoán sa sút trí tuệ
Nhà ở và các dịch vụ chăm sóc
Người mắc bệnh sa sút trí tuệ thường cần sự chăm sóc nhiều hơn khi bệnh tiến triển. Hãy nói chuyện với các thành viên trong gia đình về cách bạn giải quyết những nhu cầu này.
- Dịch vụ cộng đồng: Tìm hiểu xem các dịch vụ như chăm sóc người trưởng thành trong ngày, chăm sóc sức khỏe tại nhà, chăm sóc thay thế, và kế hoạch cung cấp bữa ăn có trong khu vực bạn ở hay không.
- Nhà ở: Hãy nói cho các thành viên gia đình biết nơi bạn muốn sống đến lúc bạn phải rời khỏi nhà.
- Chăm sóc dài hạn: Nghiên cứu các lựa chọn nhà ở trong khu vực như cơ sở hỗ trợ sinh hoạt, nhà dưỡng lão, và bệnh viện dành cho người hấp hối.
- Hỗ trợ chăm sóc: Nếu một thành viên trong gia đình có ý định làm người chăm sóc, hãy tìm hiểu các nhóm đào tạo, tư vấn, và hỗ trợ tại khu vực.
Để tìm nhà ở, cộng đồng và các dịch vụ chăm sóc trong khu vực của bạn, hãy truy cập:
Các hồ sơ luật pháp
Hãy chắc chắn rằng các thành viên gia đình biết nơi tìm các tài liệu pháp lý quan trọng. Luật lệ khác nhau ở mỗi tiểu bang và có thể gây nhầm lẫn. Hãy xem xét việc thuê một luật sư gia đình hay một luật sư chuyên về luật người cao tuổi để giúp bạn tạo ra hoặc cập nhật các văn bản pháp luật sau đây:
- Chỉ thị sớm (Advance directives): Những tài liệu này bao gồm quyền hạn lâu dài của người được ủy quyền về việc chăm sóc sức khỏe, di chúc và chỉ thị từ chối cứu sống (do not resuscitate – DNR). Nó cho bác sĩ và các thành viên gia đình của bạn biết về hình thức chăm sóc bạn muốn khi bạn không còn khả năng tự mình đưa ra quyết định y tế. Hãy đảm bảo rằng các thành viên gia đình và bác sĩ của bạn có bản sao của các tài liệu này.
- Quyền hạn lâu dài của người được ủy quyền về tài chính: Tài liệu này chỉ định một người, thường là một thành viên trong gia đình, một người bạn hay một chuyên gia để đưa ra các quyết định tài chính cho bạn khi bạn không còn khả năng tự mình làm việc đó.
- Di chúc hay giấy ủy thác: Những tài liệu này trình bày chi tiết đồ đạc và tài sản của bạn sẽ được phân chia như thế nào sau khi bạn qua đời.
Để tìm thông tin về luật pháp trong tiểu bang của bạn hoặc tìm một luật sư, hãy truy cập:
Kế hoạch tài chính
Trả tiền cho việc chăm sóc có thể rất tốn kém. Nếu bạn cần hỗ trợ về tài chính, hãy nói chuyện với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp hoặc một luật sư. Hãy làm theo các bước sau đây để giúp giảm bớt căng thẳng tài chính:
- Duyệt lại tài chính: Thu thập tất cả các tài liệu tài chính và pháp lý, cố gắng để có được một bức tranh chính xác về tình hình tài chính hiện tại và tài chính của bất kỳ thành viên gia đình nào có thể góp sức vào chi phí chăm sóc.
- Ước tính chi phí: Hãy cố gắng hình dung chi phí chăm sóc của bạn sẽ là bao nhiêu. Chi phí thường bao gồm thăm khám của bác sĩ, thuốc theo toa và các phương pháp điều trị khác, các dịch vụ cộng đồng, và các dịch vụ chăm sóc dài hạn.
- Hiểu phạm vi bảo hiểm của bạn: Bảo hiểm có thể giúp chi trả các chi phí. Các loại bảo hiểm khác nhau gồm các chương trình bảo hiểm của chính phủ như Medicare, bảo hiểm bổ sung Medicare tư nhân (thường được gọi là Medigap), bảo hiểm tàn tật, bảo hiểm cuộc sống, và bảo hiểm dài hạn.
- Xin hỗ trợ từ chính phủ và cộng đồng: Các chương trình như An sinh xã hội thu nhập người tàn tật và Medicaid có thể giúp trang trải chi phí. Nhiều chương trình cộng đồng cung cấp dịch vụ mà không cần chi phí hoặc chi phí thấp.