Lên kế hoạch chăm sóc, điều trị tiểu đường type 2 thế nào?

Date:

Mẹ tôi 59 tuổi, mới phát hiện tiểu đường type 2. Tôi nghe nói bệnh không thể chữa khỏi, phải sống chung cả đời. Vậy làm thế nào quản lý, điều trị tiểu đường, tránh biến chứng? (Lê An, TP HCM)

Trả lời:

Nếu kiểm soát đường huyết không tốt, tiểu đường type 2 sẽ dẫn đến các biến chứng như suy thận, đột quỵ, mù mắt, cắt bỏ chân… Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ uống thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Lên kế hoạch chăm sóc điều trị bệnh tiểu đường type 2 tránh tăng đường huyết, hạn chế nguy cơ biến chứng rất quan trọng. Ghi lại tình trạng bệnh, cách chăm sóc sức khỏe để người bệnh, người thân và bác sĩ theo dõi, lên phác đồ điều trị, lựa chọn các loại thuốc… thuận lợi và hiệu quả hơn.

Kế hoạch chăm sóc điều trị bệnh tiểu đường type 2 gồm: quản lý các loại thuốc, liều lượng insulin sử dụng mỗi ngày, kiểm tra lượng đường trong máu, chế độ ăn uống từng ngày, cách xử lý khi tăng hoặc hạ đường huyết, điều trị các bệnh đi kèm khác… Người bệnh cần có kế hoạch giảm cân nếu thừa cân, béo phì. Bởi thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường. Lượng mỡ trong cơ thể người béo phì tăng quá nhiều làm việc chuyển hóa đường trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trực tiếp điều trị; ổn định mục tiêu lượng đường huyết, huyết áp, cholesterol.

Mục tiêu chỉ số đường huyết mỗi người bệnh khác nhau, ngay cả cùng một bệnh nhân thì chỉ số đường huyết ở mỗi thời điểm cũng không giống nhau. Do đó, tùy vào tình trạng sức khỏe từng giai đoạn, bác sĩ sẽ điều chỉnh, hướng dẫn người bệnh cách cải thiện đường huyết ở mức tốt nhất. Chỉ số đường huyết hướng được Hội Đái tháo đường Mỹ khuyến nghị là 70-130 mg/dL (trước ăn), sau 2 giờ ăn nên dưới 180 mg/dL, 110-150 mg/dL lúc đi ngủ.

Theo dõi chỉ số đường huyết, huyết áp... giúp người bệnh tiểu đường phòng ngừa biến chứng. Ảnh: Freepik

Người bệnh có thể tự kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường cá nhân tại nhà và ghi lại các chỉ số đường huyết hàng ngày để bác sĩ đưa ra những con số trung bình, sau đó đối chiếu với mục tiêu cần đạt. Chỉ số xét nghiệm HbA1c dùng để đánh giá kiểm soát đường huyết trong 3 tháng trước đó nên dưới 6,5% và cần thực hiện từ 2 -4 lần mỗi năm.

Bệnh nhân tiểu đường thường có bệnh cao huyết áp đi kèm. Bệnh này có thể làm xơ vữa động mạch, khiến mạch máu lớn bị cứng, ảnh hưởng đến dòng chảy của máu gây cao huyết áp. Người bệnh nên duy trì huyết áp dưới 140/80 mmHg. Người bệnh cần giảm mỡ máu xấu và cholesterol toàn phần, kiểm tra hai chỉ số này sau 6-12 tháng. Mục tiêu chỉ số LDL cholesterol nên dưới 70 mg/dL, HDL cholesterol cần trên 40 mg/dL (với nam) và trên 50 mg/dL (với nữ), triglyceride dưới 150 mg/dL, cholesterol dưới 170 mg/dL.

Đạt được kế hoạch trên không phải điều dễ dàng, người bệnh cần sự quyết tâm, kiên trì, tái khám định kỳ với bác sĩ khoa nội tiết – đái tháo đường.

BS.CKII Trần Thùy Ngân
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    9 điều nên làm khi bị tiểu đường thai kỳ

    Ăn uống lành mạnh, ăn đủ carbohydrate mỗi ngày,...

    Lợi khuẩn (Probiotics)

    Lợi khuẩn (Probiotics) là gì? Probiotics là các vi sinh...

    Chế độ ăn của người tiểu đường chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ

    Chế độ ăn của người tiểu đường được...

    Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

    Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng...
    Chat Messenger Chat Zalo