Levothyrox: Công dụng liều dùng và thận trọng khi sử dụng thuốc

Date:

Levothyrox là một loại thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý về tuyến giáp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về loại thuốc này, mời quý bạn đọc cùng MEDLATEC nghiên cứu một số thông tin được cung cấp trong bài viết sau.

1. Công dụng của thuốc Levothyrox

Thuốc Levothyrox chứa thành phần Levothyroxine là một dạng tổng hợp gần giống với hormone tự nhiên trong tuyến giáp của cơ thể con người. Nhờ đặc tính này nên thuốc được dùng trong những trường hợp như:

  • Điều trị bệnh suy giáp, bướu giáp lành tính;

  • Kết hợp với một số loại thuốc kháng giáp để điều trị tình trạng cường giáp;

  • Điều trị ức chế sự phát triển của ung thư giáp;

  • Điều trị phòng ngừa nguy cơ tái phát sau phẫu thuật bướu giáp;

  • Thuốc Levothyrox liều 100mcg được ứng dụng trong công tác xét nghiệm chẩn đoán ức chế tuyến giáp.

Thuốc Levothyrox

Thuốc Levothyrox

Bên cạnh những lợi ích do Levothyrox đem lại, thuốc cũng có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn như triệu chứng đặc trưng của bệnh cường giáp:

  • Rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu, rung nhĩ, tim đập nhanh);

  • Chuột rút, yếu cơ;

  • Đau đầu, đau ngực, đánh trống ngực;

  • Run rẩy, đỏ bừng, bồn chồn, mất ngủ;

  • Sốt, nôn mửa;

  • Tăng tiết mồ hôi;

  • Tiêu chảy, sụt cân;

  • Rối loạn kinh nguyệt.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Levothyrox

Trước khi dùng thuốc bạn cần phải tham khảo kỹ lưỡng chỉ định của bác sĩ và nhà sản xuất. Thông thường liều dùng khuyến cáo của thuốc Levothyrox là 1 lần/ngày. Mỗi lần uống thuốc nên uống với nửa ly nước khi bụng rỗng vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút.

Đối với trẻ em dùng ít nhất 30 phút trước giờ ăn bữa đầu tiên trong ngày. Bạn có thể hòa thuốc với nước để thuốc tan thành hỗn dịch rồi cho bé uống. Chỉ hòa thuốc khi bắt đầu uống, không được pha sẵn để sử dụng cho những lần sau.

Ở những bệnh nhân điều trị suy giáp, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bướu giáp hoặc điều trị dự phòng nguy cơ tái phát sau cắt bướu giáp thì phải dùng thuốc suốt đời. Nếu người bệnh điều trị bướu giáp lành tính, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng tới 2 năm. Nếu chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xạ trị i-ốt hoặc phẫu thuật.

2. Liều dùng khuyến cáo đối với thuốc Levothyrox

2.1. Đối với người lớn

Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, biểu hiện lâm sàng và kết quả chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Nhìn chung để điều trị hormone tuyến giáp bệnh nhân cần bắt đầu từ liều thấp, sau đó tăng liều dần sau mỗi 2 – 4 tuần cho đến khi đủ liều quy định.

Ở người cao tuổi, bệnh nhân suy giáp nặng hoặc suy giáp lâu ngày, người mắc bệnh mạch vành cần hết sức thận trọng khi điều trị bằng hormone tuyến giáp. Tương tự như trên, bệnh nhân sẽ dùng liều thấp trước, về sau là tăng liều một cách từ từ kết hợp với theo dõi nồng độ hormone thường xuyên. Dưới đây là liều dùng khuyến cáo cho từng bệnh cảnh:

  • Điều trị suy giáp: khởi đầu bằng 25 – 50mcg/ngày, sau đó dùng duy trì  100 – 200 mcg/ngày;

  • Điều trị ức chế ung thư giáp: từ 150 – 300 mcg/ngày;

  • Điều trị bướu giáp lành tính: dùng khoảng 75 – 200 mcg/ngày;

  • Điều trị dự phòng tái phát bướu giáp sau phẫu thuật: dùng khoảng 75 – 200 mcg/ngày;

  • Trong chẩn đoán xét nghiệm ức chế tuyến giáp: dùng khoảng 200 mcg/ngày (dạng viên 100 mcg).

Levothyrox có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị suy giáp

Levothyrox có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị suy giáp

2.2. Đối với trẻ em

Ở những trẻ bị suy giáp thì dùng liều khởi đầu là từ 12,5 – 50 mcg/ngày, sau đó dùng với liều duy trì là 100  – 150 mcg/m² bề mặt cơ thể.

Nếu bệnh nhân quên liều thuốc thì hãy dùng ngay liều này trong thời gian sớm nhất, hoặc bỏ qua liều đã quên nếu sắp đến liều uống thuốc tiếp theo. Không được uống bù bằng cách uống gấp đôi liều đã quên.

3. Khi dùng thuốc Levothyrox cần thận trọng điều gì?

Thuốc Levothyrox chống chỉ định đối với những trường hợp như sau:

  • Suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận, nhiễm độc giáp chưa điều trị;

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc;

  • Đang mắc một số bệnh lý tim mạch: đau thắt ngực, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm toàn tim cấp, xơ cứng tiểu động mạch, suy mạch vành, cao huyết áp,…;

  • Không dùng kết hợp với thuốc kháng giáp để điều trị cường giáp trong giai đoạn mang thai.

Đặc biệt thận trọng khi dùng Levothyrox cho những bệnh nhân có đặc điểm như:

  • Có triệu chứng và nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần;

  • Bệnh nhân đang bị rối loạn nhịp tim nhanh, suy tim;

  • Đang bị tiểu đường hoặc đang phải dùng các thuốc chống đông máu để điều trị bệnh;

  • Không dung nạp galactose do thiếu men lactase, do di truyền hoặc hấp thu kém glucose-galactose;

  • Phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh hoặc loãng xương;

  • Đối với phụ nữ đang mang thai: chưa có bằng chứng xác minh Levothyrox có thể  gây ngộ độc thai nhi hay quái thai khi dùng đúng liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên ở liều cao Levothyrox có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chống chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ức chế tuyến giáp trong thai kỳ bởi vì xét nghiệm này đòi hỏi dùng i-ốt phóng xạ.

4. Tương tác với các thuốc khác

Hiện tượng tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của các thuốc khác mà bạn đang sử dụng để điều trị bệnh lý khác, thậm chí còn khiến bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó để hạn chế tình trạng này, trong quá trình thăm khám bệnh nhân nên cung cấp thông tin về các loại thuốc mà mình đang sử dụng cho bác sĩ, bao gồm thảo dược, thuốc kê toa, thuốc không kê toa và cả thực phẩm chức năng. Để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn trong quá trình điều trị bằng Levothyrox, bạn không được tự ý ngừng dùng, thay đổi liều lượng mà chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Cần chú ý trước các tương tác thuốc khi dùng Levothyrox

Cần chú ý trước các tương tác thuốc khi dùng Levothyrox

Levothyrox có thể tương tác với những thuốc sau:

  • Estrogen, những chất làm từ đậu nành;

  • Thuốc chống đông máu có dẫn chất coumarin;

  • Thuốc tiểu đường;

  • Thuốc ức chế tyrosine như sunitinib, imatinib;

  • Những thuốc gây cảm ứng enzyme;

  • Chất ức chế thần kinh giao cảm, chất cản quang chứa i-ốt, glucocorticoid, propylthiouracil;

  • Thuốc chứa thành phần canxi cacbonat, sắt, nhôm;

  • Chất ức chế protease như indinavir, ritonavir, lopinavir;

  • Colestipol, cholestyramine;

  • Clofibrate, dicumarol, furosemid, salicylat;

  • Chloroquin/proguanil, sertraline.

Những thông tin về thuốc Levothyrox nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng Levothyrox khi chưa có kê đơn, hướng dẫn từ bác sĩ. Hy vọng rằng bạn đã phần nào hiểu về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Levothyrox.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường

    Đau thần kinh do tiểu đường (còn gọi là...

    Giúp đỡ người cao tuổi đối diện những thay đổi lớn trong cuộc sống

    Những thay đổi lớn trong cuộc sống, ví dụ:...

    Thay đổi chế độ ăn uống của bạn: Hãy chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng

    Thực phẩm “giàu dinh dưỡng” là gì? Thực phẩm giàu...

    Những lưu ý khi sử dụng thuốc Metformin trong điều trị tiểu đường

    Metformin được coi là một trong những loại...
    Chat Messenger Chat Zalo