Mức huyết áp, cholesterol chuẩn cho người bệnh tiểu đường

Date:

Duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg, mức cholesterol LDL 55 mmol/l, giảm 15% trọng lượng cơ thể nếu béo phì giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), cách điều trị tích cực bệnh tiểu đường và giảm các biến chứng là kiểm soát đường huyết; cân nặng ở mức hợp lý; cải thiện tình trạng huyết áp, cholesterol cao… Dưới đây là những mục tiêu mà người bệnh tiểu đường nên hướng đến.

Huyết áp

Đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường làm “cứng” các mạch máu lớn. Nếu tình trạng huyết áp này không được cải thiện, người bệnh có thể gặp biến chứng như bệnh tim, tổn thương mạch máu, suy thận. Theo ADA, mức huyết áp chuẩn của người bệnh tiểu đường đạt và duy trì là dưới 130/80 mmHg. Người bệnh có thể cần uống thuốc để hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để ngăn ngừa huyết áp cao, người bệnh cần kiểm soát lượng đường trong máu, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, đạt và duy trì cân nặng hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Cholesterol

Cholesterol LDL (cholesterol xấu) ở mức cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Với người bệnh tiểu đường, mức cholesterol LDL chuẩn cần giữ thấp hơn 55 mmol/l, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và các biến chứng khác. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát cholesterol.

Giảm cân giúp kiểm soát đường huyết, có lợi cho bệnh tiểu đường. Ảnh: Freepik

Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát cholesterol, đường huyết. Ảnh: Freepik

Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp người tiểu đường giảm cholesterol xấu. Nên dành 150 phút một tuần để tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất để cải thiện đường huyết và giảm các chỉ số huyết áp, cân nặng, cholesterol.

Cân nặng

Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2. ADA khuyến nghị, nếu người bệnh tiểu đường thừa cân, béo phì thì mục tiêu giảm cân cần được đưa lên hàng đầu. Theo nghiên cứu của Trường Y Đại học Wake Forest (Mỹ), giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể có hiệu quả trong việc giảm gánh nặng bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, giảm cân nhiều hơn, khoảng 15% có thể giảm thiểu bệnh tật và tử vong. Duy trì cân nặng hợp lý giúp kiểm soát đường huyết, có lợi cho người tiểu đường.

Ngoài ra, ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu cũng như nguy cơ béo phì. Giấc ngủ bị gián đoạn gây ra những bất thường trong việc xử lý glucose và sản xuất insulin – nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh cần chăm sóc giấc ngủ tốt.

Mai Cat
(Theo Everyday Health)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Thời điểm chọn bữa ăn tốt cho người bệnh tiểu đường

    Ăn bữa sáng sau khi thức dậy, ăn tối...

    Bốn bước để sống chung với bệnh tiểu đường

    Bước 1: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu...

    Peptide C

    Xét nghiệm peptide C đo nồng độ peptide C...

    Đánh giá nhà ở dành cho người cao tuổi

    Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây...
    Chat Messenger Chat Zalo