Tiểu đường và cảm lạnh

Date:

Mắc cảm lạnh thật là một chuyện không vui nhưng nếu lại mắc tiểu đường nữa, bạn sẽ dễ bị nghẹt mũi và hắt xì hơn. Khi bị ốm, đường huyết sẽ tăng cao hơn. Một vài mẹo thông minh có thể đưa đường huyết trở về mức bình thường.

Tại sao đường huyết lại tăng cao hơn lúc bị ốm?

Khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ sản xuất ra những hormon để chống lại sự nhiễm lạnh này. Nhưng chúng lại gây cản trở cho việc sử dụng insulin và thế là đường máu của bạn lại tăng lên.

Nếu bạn mắc tiểu đường loại 1 và đường máu không được kiểm soát tốt, điều này có thể dẫn tới tình trạng toan chuyển hóa tăng ceton máu. Là tình trạng mà cơ thể tích tụ quá nhiều acid trong máu và có thể đe dọa đến tính mạng.

Nếu bạn mắc tiểu đường loại 2, nhất là đối với người già, đường huyết tăng quá cao có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng gọi là hôn mê đái tháo đường.

Tôi nên kiểm tra đường huyết như thế nào?

Hãy kiểm tra đường huyết ít nhất mỗi 3-4 tiếng khi bị cảm lạnh. Nếu đã tăng cao, bạn nên lập ra cho mình một kế hoạch để kiểm soát tình trạng này. Bác sĩ có thể cho bạn dùng insulin nếu đường huyết của bạn quá cao.

Tôi nên ăn và uống những gì?

Có thể bạn không cảm thấy đói trong lúc đầu khi bị cảm lạnh nhưng bạn nên ăn chút gì đó vì nó rất quan trọng. Bạn có thể ăn một vài thứ từ bữa ăn hằng ngày của mình.

Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên bạn nên cố gắng ăn gì đó với khoảng 15 grams carbohydrate mỗi tiếng hoặc hơn:

  • 85 gram (~3 ounce) nước ép trái cây
  • ½ ly yogurt đông lạnh
  • ½ ly ngũ cốc

Nếu không ăn, đường huyết có thể xuống thấp.

Nếu bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy uống một ly chất lỏng gì đó trong mỗi giờ. Bạn có thể hớp từng chút một nếu muốn – không cần phải uống hết trong một lần. Điều quan trọng là tránh bị mất nước.

Trà gừng

Nếu đường huyết tăng quá cao, hãy hớp một ly nước ấm từng ít một hoặc 1 ly nước gừng không đường. Nếu đường huyết xuống quá thấp, hãy hớp một nửa ly nước táo hoặc ½ ly nước gừng. Hãy luôn kiểm tra những gì mà bạn ăn vào hoặc uống vào để tránh gây ảnh hưởng đến chế độ ăn trong điều trị bệnh tiểu đường. Hãy đảm bảo rằng những thức ăn và đồ uống đó có thể được dùng.

Tôi có thể dùng những loại thuốc nào?

Bạn có thể mua và uống các loại thuốc không cần kê toa nhưng tránh những thuốc có thể làm tăng đường huyết. Ví dụ: bạn có thể uống thuốc giảm ho hoặc thuốc ở dạng lỏng. Đọc kĩ những thành phần của thuốc. Liên hệ với bác sĩ ngay khi có vấn đề.

Nếu bạn có bị tăng huyết áp kèm theo, hãy tránh những thuốc có chứa chất chống sung huyết vì nó có thể làm cho tình trạng nặng hơn.

Làm thế nào để tránh bị cảm lạnh?

Hãy chắc chắn rằng bạn và các thành viên khác trong gia đình rửa tay thường xuyên. Không có vắc-xin để phòng chống cảm lạnh nhưng hãy tiêm ngừa cúm mỗi năm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Share post:

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Phổ Biến

    Cùng Chủ Đề
    Tin Liên Quan

    Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

    Các vấn đề cần lập kế hoạch Nếu bạn hoặc...

    Chế độ ăn của người tiểu đường chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ

    Chế độ ăn của người tiểu đường được...

    Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90% các...

    Khi nào và làm thế nào để kiểm tra đường máu ở người bệnh tiểu đường

    Phần lớn các bệnh nhân tiểu đường cần kiểm...
    Chat Messenger Chat Zalo